Viêm Nha Chu Được Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm Nha Chu Được Điều Trị Như Thế Nào?


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Viêm Nha Chu Được Điều Trị Như Thế Nào?

Do không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, nhiều người bị viêm nha chu từ lúc nào không hay. Viêm nha chu gây nên hậu quả như thế nào và được điều trị ra sao? Bài viết này sẽ lý giải những thắc mắc ấy cho bạn.

Viêm nha chu có lây hay không?

Viêm nha chu có lây hay không?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ và giúp răng trở nên vững chắc. Các mô này gồm có lợi (nướu), xương răng, xương ổ răng, dây chằng quanh răng, lợi và gai lợi. Răng khỏe mạnh khi phần nướu của răng ôm sát lấy răng, bảo vệ các mô nhạy cảm phía dưới và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, dây chằng và xương ổ răng nối liền với xương hàm, có nhiệm vụ giữ chắc chân răng, nhằm hạn chế các tác nhân nguy hiểm, gây hại và khiến răng bị rụng. 

Viêm nha chu là bệnh lý nha khoa, liên quan trực tiếp đến các vấn đề răng miệng, mà nhiều người thường mắc phải. Đây là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, bao gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Hiểu đơn giản hơn, viêm nha chu là tình trạng nướu bị tấn công do vi khuẩn. Từ đó, bị tách khỏi chân răng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào bên trong cấu trúc của các mô nha chu.

Viêm nha chu có 4 giai đoạn chính

Giai đoạn 1 là giai đoạn tạo vôi răng

Đây là giai đoạn đầu, khi vi khuẩn gây hại tích tụ ở viền lợi, chân răng và kẽ răng. Khi mảng bám, hay còn gọi là vôi răng hình thành, người bệnh sẽ dần cảm thấy được những biểu hiện bất thường xuất hiện trong khoang miệng.

Giai đoạn 2 là giai đoạn viêm nhiễm

Sau một thời gian, vôi răng gây kích thích nướu, làm cho nướu sưng phồng lên và trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu hơn khi bị tác động từ ngoại lực, như xỉa răng, đánh răng quá mạnh, ăn uống, …

Giai đoạn 3 là giai đoạn túi nha chu phát triển

Túi nha chu bị sưng phồng có màu đỏ đậm. Thậm chí, nhiều trường hợp còn bị mưng mủ, khi ấn vào túi nha chu, có thể thấy mủ chảy ra. Ở giai đoạn này, miệng sẽ có mùi hôi khó chịu khi thở, nói chuyện, gây khó chịu khi giao tiếp. Việc ăn uống hàng ngày cũng bị cản trở, vì nếu thức ăn cọ sát vào túi nha chu, sẽ gây nên cơn đau khó chịu.

Giai đoạn 4 là khi răng bị phá hủy

Giai đoạn này báo hiệu bệnh viêm nha chu trở nên nặng hơn và làm cho răng, ổ xương răng bị phá hủy. Việc răng và ổ xương răng bị phá hủy, khiến cho tình trạng răng miệng bị tổn hại nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cũng xuất hiện hiện tượng bị tụt lợi, chân răng yếu hơn. Sự xuống cấp của răng khiến chức năng nhai bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc bị lộ chân răng còn làm mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt nói chung. Răng không còn được chắc chắn, nên rất dễ bị dịch chuyển. Từ đó, khoảng cách tăng rộng và tình trạng mất răng dễ xảy ra hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nha chu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp, là hậu quả đến từ những sai sót trong quá trình chăm sóc răng, miệng hằng ngày. Cụ thể, viêm nha chu thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Không vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng không cẩn thận, không đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng tăm nước, hoặc chỉ nha khoa, cùng với thói quen ăn uống tùy tiện, sẽ khiến cho những mảng vụn thức ăn bám vào các bề mặt của răng, cũng như kẽ răng. Sau một quãng thời gian, vụn thức ăn tạo nên lớp cao răng, bám đầy trên cổ răng, nướu. Trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Từ đây, răng bị sâu và lâu dần gây viêm nha chu. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, mà còn gây mất thẩm mỹ cho khuôn miệng.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên là tác nhân gây nên nhiều vấn đề răng miệng. Không chỉ vậy, thuốc lá còn khiến cho các bệnh nha khoa trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, đẩy nhanh tình trạng viêm lợi và gia tăng nguy cơ diễn ra bệnh viêm nha chu.

Không khám răng và cạo vôi răng định kỳ

Nhiều người chủ quan trong việc kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng định kỳ. Từ đó, các mảng bám trên bề mặt răng ngày càng dày đặc, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây viêm nướu, hư men răng.

Tác dụng của thuốc Tây

Có một số loại dược phẩm sẽ khiến cho miệng xảy ra phản ứng ít tiết nước bọt hơn sau khi sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị khô khoang miệng. Cùng lúc đó, việc thay đổi môi trường hóa học trong miệng sẽ dẫn đến tình trạng viêm lợi, nếu như ta không cung cấp đủ nước.

Ngoài ra, viêm nha chu còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: hệ miễn dịch kém, rối loạn nội tiết, bệnh suy dinh dưỡng, bệnh viêm nhiễm khuẩn, các yếu tố miễn dịch trở nên kém đi, yếu tố tuổi tác, hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý.

Viêm nha chu có dấu hiệu gì?

Viêm nha chu có dấu hiệu gì?

Để nhận biết được bản thân có mắc bệnh viêm nha chu hay không, cần phải thường xuyên quan sát răng và lợi trong quá trình vệ sinh răng. Khi phần lợi chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ thẫm, hoặc bị sưng phồng lên, chảy máu lúc đánh răng, hoặc nhai thức ăn, có thể bạn đã bị viêm nha chu. Ngoài ra, lúc này, mô liên kết giữa răng và lợi đã trở nên lỏng lẻo. Chức năng bám dính không còn, nên thường xuyên gặp phải tình trạng thức ăn thừa bị mắc kẹt giữa các kẽ răng.

Ngoài ra, viêm nha chu còn có một số dấu hiệu khác như sau:

  • Lợi sưng phồng và rất dễ chảy máu khi tiếp xúc với đồ ăn, bàn chải đánh răng, ...
  • Lợi chuyển sang màu đỏ, hoặc tím nhạt.
  • Trong quá trình ăn uống, thức ăn chạm vào nướu sẽ gây ra cảm giác đau nhói.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Khoảng cách giữa các răng rộng hơn, hoặc hẹp đi.
  • Chân răng dài hơn bình thường là biểu hiện của nướu bị tụt.
  • Với trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện mủ ở quanh các chân răng, hoặc nướu răng.

Tùy vào cơ địa của mỗi người, mà các triệu chứng viêm nha chu khác nhau sẽ diễn ra. Bệnh viêm nha chu thường diễn biến từ mức độ nhẹ đến nặng. Thời gian đầu, khi bệnh mới phát triển, người mắc bệnh sẽ khó có thể nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra. Cho tới khi tình trạng viêm nha chu nặng hơn và gây tổn thương nặng nề cho nướu, thì bệnh nhân mới cảm thấy dấu hiệu của bệnh rõ rệt. Lúc này, bệnh đã trở nên khó khắc phục.

Viêm nha chu có lây nhiễm hay không?

Viêm nha chu có lây nhiễm hay không?

Việc điều trị viêm nha chu cần sự thăm khám, theo dõi và hỗ trợ của bác sĩ. Nếu không được phát hiện, quan tâm và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật, đế giữ lấy phần răng bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngăn ngừa và điều trị viêm nha chu từ những giai đoạn đầu tiên, là hướng đi tốt nhất, hiệu quả nhất, để có thể giữ được hàm răng chắc khỏe, khi lỡ may mắc phải viêm nha chu.

Phương pháp điều trị viêm nha chu linh động, tùy thuộc vào giai đoạn, cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để có thể cải thiện việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, sau khi được vệ sinh chuyên sâu tại nha khoa, với phương pháp cạo vôi răng. Nếu không thể điều trị hết thông qua việc cải thiện vệ sinh răng miệng, bác sĩ có thể tiến hành điều trị khẩn cấp viêm nha chu, điều trị viêm nha chu không phẫu thuật, hoặc điều trị bằng cách phẫu thuật.

Điều trị khẩn cấp viêm nha chu được tiến hành khi xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu, lợi, hoặc ở lớp niêm mạc bị viêm. Khối áp xe này khi sờ vào gây đau nhói, lớp niêm mạc thì sưng đỏ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh, hoặc chống viêm để điều trị. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang lại kết quả tạm thời. Bệnh vẫn có thể tiến triển nghiêm trọng hơn, theo chu kỳ tái phát cấp tính và trở thành mãn tính.

Nếu chữa trị viêm nha chu không phẫu thuật, bác sĩ sẽ xử lý bằng những biện pháp như sau, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân: Bôi thuốc chống viêm, và sát khuẩn vùng lợi, nướu bị sưng, viêm; Kiểm tra các miếng trám răng, chỉnh sửa, thay thế, hoặc phục hình những miếng trám răng không đúng kỹ thuật, hoặc hư hỏng; Cố định những răng lung lay; Lấy cao răng, vôi răng; Nhổ răng với những răng đã lung lay nghiêm trọng.

Với trường hợp bệnh nhân không thể điều trị bằng các phương pháp trên, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật, để điều trị nha chu. Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

  • Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành làm giảm kích thước của túi nha chu, nhằm giúp việc làm sạch các mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng thuận lợi, dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật tái tạo: Túi nha chu được tạo nên do xương nha chu và mô bị phá hủy. Khi các túi này trở nên sâu hơn, do nhiều mô và xương nha chu bị phá hủy, sẽ khiến cho một số chiếc răng bị lung lay. Vì thế, sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu, mô và xương nha chu có thể được tái tạo.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Viêm nha chu làm tụt lợi và khiến chân răng bị lộ. Khi đó, phẫu thuật ghép mô mềm sẽ được thực hiện, nhằm hạn chế tình trạng tụt lợi và phục hồi tổ chức xung quanh răng. Phẫu thuật ghép mô mềm có thể được tiến hành ở một, hoặc nhiều răng. Cách làm này có tác dụng làm giảm ê buốt, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ đường viền nướu.

Điều trị bệnh nha chu cần phải tiếp tục duy trì, kể cả khi tình trạng bệnh đã ổn định. Sau khi khách hàng đã điều trị xong, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám vài tuần sau đó. Trong lần tái khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng nướu đã lành thương chưa, và điều trị kịp thời nếu có những biến chứng xảy ra.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, không ngừng học hỏi, nha khoa Presmile là địa chỉ lý tưởng, giúp khách hàng điều trị dứt điểm viêm nha chu. Không chỉ vậy, Presmile cũng liên tục cập nhật, áp dụng các kỹ thuật mới nhất – tiên tiến nhất trên thế giới vào công việc, điều trị, nhằm giải quyết các trường hợp nha khoa một cách an toàn, nhanh chóng, hiện đại và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. Bên cạnh đó, với mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời, Presmile cũng rất chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau quá trình điều trị.

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao