Làm Gì Khi Con Bị Sâu Răng Vì Bú Bình?

Làm Gì Khi Con Bị Sâu Răng Vì Bú Bình?


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Làm Gì Khi Con Bị Sâu Răng Vì Bú Bình?

Trong giai đoạn từ 2-4 tuổi, trẻ thường xuất hiện tình trạng sâu răng, vì bú bình. Vì sao hiện tượng này lại xảy ra và ba mẹ cần làm gì, để bảo đảm sức khỏe răng miệng cho trẻ, bài viết này sẽ lý giải cho bạn những thắc mắc ấy.

Sâu răng vì bú bình là gì?

Sâu răng vì bú bình là gì?

Sâu răng vì bú bình không phải là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ em trong độ tuổi 2-4 tuổi. Vấn đề này xuất phát từ thói quen bú bình và việc sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đường, hoặc sữa, trong thời gian dài. Đặc điểm điển hình và dễ thấy nhất của vấn đề này là tình trạng sâu ở nhiều răng liền cùng một lúc và tiến triển rất nhanh theo thời gian. Thống kê cho thấy, tỉ lệ trẻ em mắc sâu răng vì bú bình chiếm đến 11%. Tuy nhiên, may mắn thay, tỉ lệ này đang ngày càng giảm dần theo thời gian.

Sâu răng do bú bình, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nói riêng, cũng như sức khỏe tổng quát của cơ thể nói chung, nếu không được điều trị sớm. Thậm chí, khi tiến triển nặng hơn, chức năng nhai, nghiền thức ăn và sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, vì răng sữa thường yếu hơn răng vĩnh viễn, nên các vi khuẩn sâu răng dễ dàng xâm nhập vào răng và gây hư tổn nghiệp trọng đến thân răng, men răng, nướu, …

Đúng như tên gọi của tình trạng này, nguyên nhân trực tiếp gây ra sâu răng, là thói quen bú bình, nhưng không vệ sinh răng ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ sử dụng bình bú. Việc sử dụng bình bú có thể hạn chế hiện tượng sặc sữa, hay ngạt thở khi bú. Tuy nhiên, tình trạng này lại có hại cho răng, vì nó thường xuyên khiến lượng đường tích lũy trong kẽ răng và mặt ngoài của răng. Từ đó, nếu thói quen này duy trì lâu dài, có thể hình thành nên tình trạng sâu răng ở răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và một số răng khác trên cung hàm, với tốc độ lây lan rất nhanh. 

Cụ thể hơn, một số nguyên nhân điển hình gây ra hội chứng sâu răng ở trẻ nhỏ, có thể kể đến:

  • Tích lũy chất đường từ sữa: Thức ăn của trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi chủ yếu là nguồn sữa mẹ và các sản phẩm từ sữa bột. Khi bú bình, lượng đường có rất nhiều trong sữa, sẽ tích lũy tại các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng hình thành và phát triển, gây nên sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Nhiều phụ huynh vì lầm tưởng răng trẻ còn nhỏ, chưa mọc đầy đủ răng, nên không chú trọng việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ. Dẫn đến tình trạng vôi răng và vi khuẩn phát triển mạnh. Từ đó, hiện tượng sâu răng do bú bình xảy ra khi trẻ không được vệ sinh và hướng dẫn vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách.
  • Một số nguyên nhân khác: Những thói quen tưởng vô hại khi bú bình, như ngậm bình sữa liên tục, ngậm bình bú kể cả khi đã nằm ngủ, ... làm gia tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng sâu răng khi bú bình. Ngoài ra, việc sử dụng các loại sữa có chứa nhiều đường hóa học, hương liệu, cũng gia tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ.

Nguy hại từ hội chứng sâu răng do bú bình

Nguy hại từ hội chứng sâu răng do bú bình

Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng sâu răng do bú bình sẽ phát triển rất nhanh, kéo đến sâu ở ngà răng, tủy răng và gây tổn thương cho xương hổ răng, chóp răng, ...

Dưới đây, là một số biểu hiện nhận biết tình trạng sâu răng do bú bình ở trẻ nhỏ:

  • Xuất hiện các lỗ sâu lởm chởm trên răng, hoặc các đốm nâu đen trên bề mặt răng. Các lỗ sâu tiến triển rất nhanh, trở nên nghiêm trọng và lây lan sang bề mặt của những chiếc răng khác.
  • Lỗ sâu có thể ăn vào ngà răng, tủy răng, trong thời gian ngắn. 
  • Các vết đen, lỗ sâu đầu tiên xuất hiện ở vị trí răng cửa, răng nanh, hay răng hàm trên.

Thông thường, khi trẻ bị sâu răng, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện và mức độ đau tăng dần theo thời gian, xuất hiện mỗi khi ăn uống. Ở độ tuổi bị sâu răng vì bú bình, trẻ còn quá nhỏ, để có thể nhận thức rõ về cơn đau của bản thân. Vì vậy, thay vì bộc lộ cơn đau ở răng, trẻ có thể bày tỏ thái độ quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi, ... Phụ huynh cần chú y đến thái độ của trẻ, để tìm kiếm nguyên nhân ban đầu và điều trị kịp thời.

Vì bản chất của răng sữa là những chiếc răng mọc lên tạm thời ở giai đoạn đầu, thay thế cho bộ răng vĩnh viễn, sẽ mọc vào năm trẻ 7 đến 10 tuổi, nên răng sữa rất mềm, mỏng manh và dễ tổn thương. Vì vậy, nếu phát hiện tình trạng sâu răng, cần phải nhanh chóng kiểm soát, để tránh hàm răng của trẻ hư hại nặng, ảnh hưởng đến quá trình thay răng sau này. Thậm chí, hậu quả của sâu răng bú bình, nếu không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát, sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ khi trưởng thành.

Những biến chứng, ảnh hưởng, có thể xảy ra khi hội chứng sâu răng do bú bình không được phát hiện kịp thời là:

  • Biến chứng tại chỗ: Nếu không kiểm soát tình trạng sâu răng kịp thời, vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện, để phát triển và lây lan rộng. Tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra hội chứng vách, viêm mô tế bào, rối loạn chức năng mọc răng, áp xe chân răng, viêm tủy răng, ... Trong tương lai, hệ thống răng cũng như chức năng của răng cũng gặp phải ảnh hưởng tiêu cực.
  • Biến chứng toàn thân: Không chỉ dừng lại ở việc làm hư hỏng vị trí răng sâu, sâu răng do bú bình còn gây nên nhiều biến chứng khác trên cơ thể. Bởi lẽ, vi khuẩn có thể di chuyển theo mạch máu, đi đến các cơ quan khác trên cơ thể và gây nên những bệnh lý nghiêm trọng, như bệnh về thận, tiểu đường, viêm nội tâm mạc, ...
  • Ngoài ra, hội chứng này còn khiến trẻ bị chán ăn, bú kém, khó ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi. Nếu những hành vi này kéo dài, có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển, sụt cân, cũng như tâm lý e ngại khi giao tiếp, chơi đùa với bạn bè, ...

Điều trị sâu răng do bú bình

Điều trị sâu răng do bú bình

Răng sữa bị sâu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe thể chất nói chung của con trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần phòng ngừa hiện tượng này, bằng cách hình thành cho bé một thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng thường xuyên, đúng cách. Nên súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn uống, đặc biệt là uống sữa, nước ngọt, ăn đồ ngọt, ... Không nên để trẻ ngậm bình để ngủ, kiểm soát các mảng bám trên răng trẻ mỗi ngày và có một kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, ít đường cho trẻ.

Khi trẻ bị sâu răng nghiêm trọng do bú bình, bác sĩ sẽ sẽ tiến hành nhổ những chiếc răng đã bị phá hủy cấu trúc một cách trầm trọng và có nguy cơ ảnh hưởng đến mầm răng. Tuy nhiên, quyết định nhổ răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhai, nghiền thức ăn của trẻ. Vì vậy, với trách nhiệm của một người chăm sóc, giám sát, phụ huynh cần kiểm soát và điều trị sớm, để trẻ không rơi vào tình trạng sâu răng nghiêm trọng, lan rộng sang nhiều vị trí khác.

Hệ quả sâu răng thực chất là quá trình men răng bị hủy khoáng. Trong tình trạng này, flour được xem là khoáng chất cần thiết nhất, giúp tái khoáng men răng. Vì vậy, trong những vết sâu nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định bôi fluor để bù lắp vào lỗ sâu, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thân răng. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm để phụ huynh chủ động bôi flour cho trẻ, như gel bôi, kem đánh răng, hay nước súc miệng có chứa Flour. Phương pháp này cải thiện rất nhiều tình trạng sâu răng, cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ.

Trám răng được xem là phương pháp điều trị sâu răng do bú bình phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được dùng trong trường hợp men răng và ngà răng bị ảnh hưởng. Từ đó, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Ngoài ra, nếu bác sĩ phát hiện nguy cơ sâu răng từ sớm, thao tác trám răng cũng sẽ được chỉ định, để để chủ động phòng ngừa. Cơ chế của phương pháp này có thể hiểu, là việc bác sĩ sử dụng các dụng cụ và vật liệu chuyên dụng, để nạo phần răng bị nhiễm khuẩn đi. Sau đó, tiếp tục làm đầy những vị trí bị thiếu khuyết, hư hỏng trên răng. Từ đó, khôi phục những chiếc răng bị sâu, hoặc mẻ. Phương pháp này được xem là giải pháp an toàn với sức khỏe nhất, đảm bảo chức năng nhai, cắn của trẻ, nhưng vẫn khắc phục được vấn đề răng sâu, loại bỏ các tác nhân vi khuẩn, mang lại thẩm mỹ cho hàm răng.

Trong trường hợp phần sâu đã ăn vào tủy và gây hoại tử, viêm tủy răng, thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng. Đấy là phương pháp hút lấy tủy đã hoại tử (viêm), sau đó vệ sinh phần ống tủy sạch sẽ và tiến hành hàn lấp những vị trí còn trống, bằng các dụng cụ chuyên dụng, như nhựa Composite, sứ hay xi măng. Phương pháp này khá phức tạp, nên sẽ tốn từ 1-2 tuần trung bình để hoàn thiện. Ngoài ra, phương pháp này có thể gây cảm giác đau âm ỉ, tỉ lệ răng rụng cũng cao hơn, so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, nếu sau khi tiến hành lấy tủy, tình trạng đau nhức vẫn còn nhiều, thì nha sĩ cần phải tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời, để phòng ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Phòng ngừa sâu răng vì bú bình

Phòng ngừa sâu răng vì bú bình

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con trẻ, bạn nên hướng dẫn trẻ thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu răng như sau:

  • Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách cho trẻ, từ khi trẻ còn nhỏ.
  • Tạo hứng thú cho việc vệ sinh răng miệng, bằng các trang bị cho trẻ những dụng cụ vệ sinh ngộ nghĩnh, như bàn chải có hình thù đáng yêu và các dòng kem đánh răng có mùi thơm trái cây, như cam, dâu, ...
  • Khi trẻ đã có thói quen chải răng, bạn tiếp tục hướng dẫn trẻ sử dụng các dụng cụ bổ trợ, như chỉ nha khoa, nước súc miệng chứa thành phần nhẹ.
  • Cha mẹ chủ động vệ sinh răng cho trẻ từ những năm đầu đời.
  • Từ khi trẻ đạt 12-18 tháng, nên tập cho trẻ uống đủ nước, để có thể tập bỏ bú bình.
  • Nâng cao kiến thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, chứa đường tự nhiên như rau củ, đường tổng hợp và tránh cho trẻ ăn các loại bánh kẹo nhiều đường, nước có gas, để giảm thiểu sâu răng.
  • Sau khi ăn, nên dạy bé súc miệng bằng nước, để loại bỏ thức ăn thừa.
  • Thường xuyên cho trẻ đi khám răng định kỳ từ 3-6 tháng/ lần, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về răng miệng.

Sâu răng do bú bình là hội chứng hàng đầu gây hư tổn cho răng, làm ảnh hưởng đến chức năng nhai, nghiền, cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh, bằng các thói quen hằng ngày, cũng như thường xuyên cho trẻ đến gặp nha sĩ. Đặc biệt, là khi phát hiện các triệu chứng bất thường ở trẻ.
 
Nha khoa gia đình Presmile luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ răng miệng cho trẻ. Nha khoa Presmile sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, thấu hiểu tâm lý của trẻ. Không chỉ vậy, Presmile cũng áp dụng công nghệ hiện đại vào điều trị, giúp mang đến những trải nghiệm dễ chịu, thoải mái và thú vị hơn cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ vui vẻ và hợp tác trong mỗi lần cùng cha mẹ đến phòng khám nha, quá trình kiểm tra răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Nha khoa gia đình Presmile - đồng hành bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao