Có Nhất Thiết Phải Nhổ Răng Khôn?

Có Nhất Thiết Phải Nhổ Răng Khôn?


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Có Nhất Thiết Phải Nhổ Răng Khôn?

Không phải lúc nào việc nhổ răng khôn cũng thật sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu răng khôn khiến bạn đau nhức, gặp bất tiện trong quá trình vệ sinh, việc nhổ bỏ là lựa chọn hợp lý.

Răng khôn mọc ở đâu?

Răng khôn là tên gọi dùng để chỉ những chiếc răng số 8, mọc ở vị trí cuối cùng mỗi bên hàm. Thông thường, mỗi người đều có 4 chiếc răng khôn, với mỗi chiếc răng ở một góc. Răng khôn sẽ xuất hiện ở độ tuổi 18-25 tuổi. Lúc này, hàm đã có đủ 28 chiếc răng trưởng thành từ trước. Vì vậy, không phải lúc nào răng khôn cũng có đủ không gian để mọc lên. Từ đó, việc răng khôn mọc sai cách với nhiều góc độ khác nhau, mọc lệch, chen chỗ các răng khác trong cùng hàm, hay thậm chí mọc theo chiều ngang là thường xuyên xảy ra. Lúc này, việc mọc răng khôn sẽ kéo theo tình trạng ê, sưng, đau nhức.

Nếu răng khôn mọc thẳng đứng như răng bình thường, thì chiếc răng này sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ quá trình nhai, nghiền thức ăn. Tuy nhiên, vì răng khôn thường xuất hiện khi con người đã trưởng thành, các răng vĩnh viễn đã mọc hết và quá trình nhai nghiền thức ăn với 28 chiếc răng đã trở nên quen thuộc. Vì vậy, sự đóng góp của răng khôn không thực sự cần thiết đối với sinh hoạt hằng ngày của con người.

Có nên nhổ răng khôn? Khi nào nên nhổ?

Có nên nhổ răng khôn? Khi nào nên nhổ?

Như đã nói ở trên, trong trường hợp thuận lợi, răng khôn có thể hỗ trợ hàm răng trong việc nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, vì xuất hiện muộn, không gian dành cho răng khôn bị các răng khác chèn vào, tỉ lệ răng khôn có thể mọc thẳng rất thấp. Thậm chí, theo một thống kê, trên 60% trường hợp răng khôn mọc có hướng mọc lệch, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Cụ thể, các vấn đề xoay quanh việc răng khôn mọc lệch, có thể kể đến các trường hợp sau:

Răng ẩn hoàn toàn trong nướu

Nếu không thể mọc lên bình thường, răng khôn sẽ bị mắc kẹt bên trong nướu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nhiễm trùng nướu, hoặc thậm chí là u nang, hoặc làm hỏng chân răng khác.

Nổi lên một phần qua nướu

Vị trí mọc răng của răng khôn khá khó thấy và làm sạch. Vì vậy, khi răng khôn chỉ mọc lên một phần nhỏ, sẽ không được vệ sinh kỹ lưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên sâu răng, viêm nướu hay nhiễm trùng.

Mọc xen vào các răng lân cận

Nếu răng khôn không có chỗ trống để mọc đúng cách, thì nó có thể mọc theo nhiều góc độ khác nhau trên cung hàm, đâm xen vào các răng khác, hay thậm chí là mọc theo chiều ngang.

Khi răng khôn mọc sai hướng, thường xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như sau:

  • Đau nhức quanh lợi: Khi răng khôn vừa nhú lên, bạn sẽ lập tức cảm thấy cực kì ê nhức từ bên trong, thường ở xung quanh vùng lợi mọc răng. Nếu răng mọc lệch hẳn, cơn đau có thể xuất hiện ở răng hàm bên cạnh và các vùng còn lại.
  • Sưng lợi: Xuyên suốt quá trình mọc răng khôn, bạn sẽ cảm thấy phần lợi bị sưng đau, hàm nặng nề hơn và việc cử động cơ cũng gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, một số người không thể cử động được hàm, vì lợi sưng lớn và cảm giác đau nhức vượt sức chịu đựng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của chúng ta.
  • Bị sốt và đau đầu: Thông thường, khi mọc răng khôn, chúng ta sẽ bị sốt nhẹ do quá trình này khiến thân nhiệt tăng cao hơn nhiệt độ bình thường, kéo theo những cơn đau nhức khắp cơ thể. Tuy nhiên, cơn sốt do mọc răng khôn sẽ nhanh chóng biến mất, sau khi răng bắt đầu ổn định vị trí.
  • Chán ăn: Khi cơ thể mệt mỏi, cùng với việc răng đau nhức, sưng tấy, chúng ta sẽ nảy sinh cảm giác chán ăn, để tránh phải tác động trực tiếp để vị trí đau sưng.
  • Ngoài ra, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ còn đưa ra một số biến chứng bắt nguồn từ việc mọc răng khôn, như nhiễm trùng lặp đi lặp lại ở các mô mềm phía sau răng cuối cùng dưới, xuất hiện khối u, gây nên bệnh nha chu, hoặc sâu răng diện rộng.

Vì vậy, các nha sĩ thường khuyến khích loại bỏ răng khôn sớm, để đảm bảo vệ sinh răng miệng, tránh gây đau nhức và nhiều hậu quả dai dẳng về sau. Thông thường, khách hàng được khuyên nhổ răng khôn trước khi chúng mọc lên hoàn toàn. Lúc này, chân răng và xương chưa được hình thành đầy đủ. Từ đó, quá trình hồi phục sau khi nhổ răng sẽ diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, khi việc mọc răng gây ra biến chứng đau, nhiễm trùng, hoặc khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, làm ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh răng miệng, việc nhổ răng nên được cân nhắc càng sớm càng tốt. Một trường hợp khác cần cân nhắc nhổ răng, là khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng bất thường, dị dạng, hoặc không có răng đối diện ăn khớp, làm răng trồi dài xuống hàm đối diện. Lúc này, việc nhổ răng khôn là cần thiết, để tránh lở loét nướu hàm đối diện, tránh sâu răng, viêm nha chu.

Không nhổ răng khôn sẽ bị hậu quả gì?

Không nhổ răng khôn sẽ bị hậu quả gì?

Như đã đề cập ở trên, việc mọc răng khôn không đúng hướng sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe răng miệng nói riêng, và sức khỏe cơ thể nói chung. Cụ thể:

Viêm lợi trùm răng khôn

Khi răng khôn mọc lệch, sẽ gây ra tình trạng lợi trùm, hay còn biết đến là tình trạng lợi bao phủ lên bề mặt răng. Lúc này, kẽ hở giữa lợi và răng dễ bị thức ăn bám vào, khó có thể làm sạch bằng bàn chải thông thường. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi, để vi khuẩn phát triển, gây nên nhiễm trùng lợi. Biểu hiện của tình trạng này là xung quanh bề mặt răng khôn bị viêm tấy.

Viêm nha chu

Khi răng khôn mọc thẳng, nhưng hình dạng bất thường, chiếc răng khôn lúc này sẽ tạo nên một kẻ hở với các răng kề cận, khiến thức ăn dễ bị bám lại, khó có thể vệ sinh kỹ lưỡng. Từ đó gây viêm nha chu cho răng bên cạnh.

Viêm răng số 7

Thông thường, hàm răng chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng. Khi răng khôn mọc lên, do không gian không đủ chỗ, chiếc răng này thường xô lấn sang răng số 7. Trong vài trường hợp, răng khôn có khả năng đâm thủng thân răng số 7, từ đó tạo khoảng hở, khiến răng số 7 bị sâu răng, hoặc viêm răng. Nếu không nhổ răng số 8 sớm, thì có thể mất luôn răng số 7.

Viêm mô tế bào

Một biến chứng dễ dàng nhận thấy khi răng khôn mọc lệch, hoặc mọc ngầm là viêm mô tế bào. Biểu hiện của viêm mô tế bào là má phồng, da căng và cảm giác đau nhức khi chạm vào. Viêm mô tế bào cũng khiến người bệnh cảm giác đau khi há miệng, khó nhai nuốt, hay thậm chí là cứng hàm hoàn toàn. Nếu không khắc phục sớm, vùng bị viêm sẽ bị mưng mủ.

Hủy hoại xương và hàm

Khi răng khôn mọc lệch và đâm vào răng bên cạnh, nó có thể khiến răng số 7 bị tiêu hủy, lung lay, hay tiêu xương. Triệu chứng của hiện tượng này là khi người bệnh có những cơn đau bất thường, âm ỉ kéo dài ở khu vực răng số 7. Trong một số trường hợp, nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lây lan qua khu vực mang tai, mắt, má, cổ,... gây nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, để tránh những hậu quả không đáng có xuất phát từ việc răng khôn mọc lệch hướng, cần phải đến nha sĩ để được thăm khám, kiểm tra và nhổ bỏ sớm nhất có thể.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhiều người chần chừ không nhổ răng khôn, vì lo ngại rằng việc nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh. Răng khôn thường mọc sát dây thần kinh hàm trên, hàm dưới và dây thần kinh mắt, ... Do đó, nhiều người sau khi nhổ răng khôn, sẽ có cảm giác tê ở má, môi hay đầu lưỡi. Đây là dấu hiệu dây thần kinh bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ, sau khi nhổ răng. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết sau vài ngày, và không gây ảnh hưởng gì lớn đến hoạt động thần kinh. Tuy nhiên, để xác định chính xác, cần xem xét các yếu tố khác, như cơ địa mỗi người, cũng như kỹ thuật nhổ răng.

Tuy vậy, không thể phủ nhận nhổ răng khôn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ, nguy hiểm đến sức khỏe. Tiêu biểu có thể kể đến các vấn đề sau:

  • Nhiễm trùng và viêm ổ răng: Sau khi nhổ răng khôn, nếu người bệnh không vệ sinh răng miệng hợp lý, tình trạng viêm nhiễm sẽ diễn ra khiến hàm và lợi bị đau âm ỉ, bốc mùi, có dịch mủ trắng, hoặc tiết dịch vàng từ ổ răng khôn. Từ đó, kéo theo những triệu chứng như sốt cao, sưng đau kéo dài, ...
  • Nhiễm khuẩn huyết: Ổ răng bị nhiễm khuẩn nếu không được điều trị kịp thời, thì dẫn đến nhiễm trùng máu, khiến người bệnh bị rét run, sốt cao, mạch nhanh, nhỏ, ...

Một số biến chứng xuất phát từ sự chủ quan của bệnh nhân, trong việc vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, đa phần những biến chứng do nhổ răng khôn thường đến từ việc bệnh nhân tiến hành nhổ răng ở những phòng khám kém chất lượng, không đạt điều kiện vô trùng, tay nghề bác sĩ hạn chế, không đầy đủ máy móc,... Từ đó, tỉ lệ sai sót hay nhiễm trùng tăng cao. Thậm chí, nhiều người sau khi nhổ răng khôn ở những địa điểm không uy tín, đã bị mất răng, viêm tủy, hay tiêu xương. Vì vậy, cần tìm đến phòng khám uy tín, để tiến hành thăm khám và nhổ răng khôn. 

Nha khoa Presmile sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, không ngừng học hỏi, cập nhật, áp dụng các kỹ thuật mới nhất – tiên tiến nhất trên thế giới vào công việc điều trị cho khách hàng. Presmile cũng áp dụng công nghệ hiện đại vào điều trị, giúp giải quyết các trường hợp nha khoa một cách an toàn, nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. Không chỉ vậy, Presmile cũng chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, luôn sẵn sàng tư vấn, chăm sóc khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có những buổi tái khám phù hợp với lịch trình cá nhân của bản thân nhất.

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao