Cạo Vôi Răng: Cần Thiết Hay Không?

Cạo Vôi Răng: Cần Thiết Hay Không?


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Cạo Vôi Răng: Cần Thiết Hay Không?

Cạo vôi răng không chỉ giúp mang lại một hàm răng trăng sáng, sạch sẽ, mà còn giúp khách hàng phòng ngừa nhiều căn bệnh nha khoa huy hiểm, như sâu răng, viêm nướu, nha chu.

Vôi răng là gì?

Vôi răng là gì?

Vôi răng xuất phát từ lớp màng mỏng trong suốt, xuất hiện trên bề mặt răng sau khi ăn, hoặc uống khoảng 15 phút. Lớp màng này gọi là Biorim. Lớp màng Biorim có cấu trúc mềm, mỏng, trong suốt, thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường và rất dính. Vì vậy, mảnh vụn từ thức ăn, vi khuẩn có trong miệng, bám vào màng Biorim và tạo thành một lớp bám trong, màu ngà, hoặc màu vàng trên bề mặt răng. Phần này được gọi là mảng bám. Mảng bám có thể được lấy đi sạch sẽ bằng cách đánh răng. 
 
Sau một thời gian ngắn, mảng bám bám lại trên răng, các vi khuẩn, muối calcium trong nước bọt, cùng mảnh vụn thức ăn tích tụ ngày càng dày, làm cho mảng bám cứng và dày dần lên. Từ đó, mảng bám phát triển thành vôi răng, hay còn gọi là cao răng. Lúc này, vôi răng không còn có thể được loại bỏ bằng phương thức đánh răng.

Vôi răng có thể chia thành 2 loại

  • Vôi răng nước bọt: vôi răng nước bọt thường bám trên bề mặt răng, trên lợi và trong kẽ răng. Dạng vôi răng này thường có màu vàng nhạt, nâu vàng, hay nâu đỏ, vì muối calci có trong nước bọt lắng đọng ở trên mảng bám. Mảng bám này có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
  • Vôi răng huyết thanh: vôi răng huyết thanh thường bám dưới lợi, trên mặt răng và trong kẽ răng. Vôi răng huyết thanh thường rất cứng, có màu đen. Đặc trưng trên xuất phát từ tình trạng lợi viêm, gây chảy máu, phần huyết thanh trong máu bám vào vôi răng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích vụ dày thêm. Dạng vôi răng này thường gây viêm lợi và rất khó để có thể phát hiện bằng mắt.

Tác hại của vôi răng

Tác hại của vôi răng

Vôi răng không chỉ khiến thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng, mà còn tác động mạnh mẽ đến sức khỏe răng miệng nói chung:

  • Khi xuất hiện vôi răng bám trên bề mặt, vôi răng và mảng bám thường có màu tương phản với màu sắc thật của răng, đồng thời gây viêm đỏ nướu. Vì vậy, thẩm mỹ hàm răng nói riêng và gương mặt nói chung sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các vi khuẩn trên vôi răng và mảng bám sẽ phân hủy thức ăn sót lại bên trong miệng, kết hợp với phần viêm lợi chảy máu sẽ gây hôi miệng. Đặc biệt, vì đau nhức, bệnh nhân cũng gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
  • Sâu răng: Khi bề mặt răng luôn tồn đọng vôi răng, vi khuẩn trong thức ăn sẽ đi theo con đường này để tạo nên axit, làm hỏng men răng và ngà, dẫn đến sâu răng.
  • Vi khuẩn trong vôi răng cũng gây kích thích, ảnh hưởng đến các tổ chức quanh răng, như lợi và nướu răng. Ở mức độ nhẹ, nướu sẽ bị viêm với biểu hiện sưng đỏ, chảy máu. Bệnh viêm nướu chỉ có thể hồi phúc khi vôi răng được loại bỏ khỏi bề mặt răng và bệnh nhân điều trị đúng cách. Khi bệnh viêm nướu tiến triển nặng hơn, vôi răng hình thành dày đặc và tồn đọng dai dẳng, bệnh nhân có thể bị viêm nha chu. Khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tiết ra những hóa chất có chứng năng chống lại vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến xương, mà còn làm cho các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ, giữ ổn định cho răng ở trên cung hàm bị suy yếu, không thể giữ vững chân răng. Từ đó, dẫn đến tình trạng răng lung lay, mất răng.
  • Vi khuẩn có hại trên vôi răng cũng khiến sức khỏe lợi bị suy giảm, từ đó phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm, như tim mạch, hô hấp, tiểu dường, ... Đặc biệt, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, viêm lợi trong thời gian mang thai, sẽ gia tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
  • Ngoài ra, vi khuẩn còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh răng miệng nguy hiểm, như viêm tủy ngược dòng và các bệnh niêm mạc ở miệng, như lở miệng, viêm amidan, viêm niêm mạc miệng, viêm họng, ...

Có nên cạo vôi răng hay không?

Có nên cạo vôi răng hay không?

Như đã nói ở trên, vôi răng gây nên nhiều tác động tiêu cực, đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, trước câu hỏi có nên cạo vôi răng hay không? Và cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là việc cạo vôi răng là vô cùng cần thiết, và cạo vôi không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Ngược lại, việc cạo vôi răng còn giúp bệnh nhân tránh được các bệnh về răng miệng. Bởi lẽ, các bước vệ sinh răng hàng ngày, chỉ có thể làm sạch khoang miệng nói chung, nhưng không thể loại bỏ hết những mảng bám có trên bề mặt răng. Lấy vôi răng không chỉ trả lại sự thẩm mỹ cho hàm răng, giúp bệnh nhân có thể tự tin, rạng rỡ, thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, lấy vôi rằng còn giúp loại bỏ đa phần nguy cơ các bệnh lý về răng miệng, như viêm nướu, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng, ...

Đa phần, khách hàng sẽ lo lắng khi có cảm giác ê buốt sau khi cạo vôi răng. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xuất hiện ở lần đầu tiên lấy vôi răng, và dần biến mất trong những lần chăm sóc răng sau đó. Ngoài ra, không thể tránh khỏi việc xảy ra tình trạng chảy máu. Tình trạng chảy máu nhiều, hay ít, sẽ tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm, cũng như tình trạng của mỗi bệnh nhân. Sau khi hoàn tất lấy vôi răng, tình trạng ê buốt cũng xuất hiện, khi bệnh nhân uống nước nóng hoặc lạnh. Thế nhưng, tình trạng này sẽ nhanh chóng hết sau một vài ngày.

Có thể thấy, lấy vôi răng mang lại nhiều lợi ích tích cực. Tuy nhiên, không nên lấy vôi răng quá thường xuyên, để có thể đảm bảo sức khỏe răng miệng. Theo các chuyên gia, thời gian phù hợp để lấy cao răng và đánh bóng răng là 6 tháng/ lần. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm nha chu nặng, thời gian lấy vôi răng có thể tăng lên 3 tháng/lần, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nếu chải răng đúng cách, vệ sinh răng miệng cẩn thận, thời gian lấy vôi răng có thể kéo dài đến 1 năm/lần.

Làm sao để ngăn ngừa vôi răng xuất hiện?

Vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong việc phòng tránh xuất hiện mảng bám trên răng, tạo nên vôi răng. Để vệ sinh răng miệng hiệu quả, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đánh răng đúng cách. Nên sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước bàn chải phù hợp với khoang miệng, để vệ sinh răng. Chải răng bằng lực tay hợp lý, đặt bàn tay xoay tròn, hoặc dọc theo chiều dài của răng.
  • Nên chải răng tối thiểu 2 lần/ ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Không nên chải răng ngay lập tức sau khi ăn, vì có thể làm răng yếu đi. Nên đợi tối thiểu 30 phút sau khi ăn, rồi mới chải răng, để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
  • Nên lựa chon kem đánh răng chứa Fluor, để giúp hồi phục các hư tổn ở men răng, hạn sự chế hình thành vôi răng.
  • Có thể sử dụng thêm các loại nước súc miệng, nước muối sinh lý, chỉ nha khoa, tăm nước, để hỗ trợ làm sạch các mảng bám trên răng, hạn chế sản sinh vi khuẩn.
  • Không nên ăn nhiều đồ ăn vặt, tức ăn nhiều đường, đồ ăn dẻo, tiêu thụ các loại nước chứa nhiều axit, thức uống làm xỉn màu, như trà, cà phê, rượu bia. Không nên hút thuốc lá, để tránh các bệnh về răng miệng.
  • Thường xuyên uống nước lọc, bổ sung các loại rau, củ, quả có nhiều chất xơ, vitamin vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
  • Nên thăm khám răng miệng định kì 6 tháng/lần, để được kiểm tra, vệ sinh răng chuyên sâu và khắc phục các vấn đề về răng kịp thời, trước khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

Đặc biệt, cần chăm sóc răng miệng đúng cách, sau khi lấy vôi răng, vì trong thời gian này, mô nướu và men răng rất nhảy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ gây nên mảng bám. Cần lưu ý một số vấn đề sau, trong quá trình chăm sóc răng miệng hậu lấy vôi răng:

  • Cần tuẩn thủ đánh răng đủ tối thiểu 2 lần/ ngày, vào buổi sáng trước khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Cần chải răng đúng cách theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không nên chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
  • Không nên ăn, uống những thực phẩm quá nóng, hoặc quá lạnh, vì nhiệt độ quá thấp, hoặc quá cao có thể khiến răng bị ê buốt, làm tổn hại men răng.
  • Tránh sử dụng rượu bia, không hút thuốc, ăn đồ ngọt, ăn uống các loại thực phẩm đậm màu, nhiều axit, như trà, cà phê, nước tương, nước ngọt, sô cô la, ... sau khi lấy vôi răng. 
  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, có nhiều trái cây, rau củ và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thức ăn quá dẻo, mềm, vì chúng dễ bám vào răng và hình thành nên vôi răng.
  • Có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý, chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng sau mỗi bữa ăn, để hỗ trợ việc loại bỏ các mảng bám còn sót lại một cách hiệu quả.
  • Cần khám và lấy vôi răng theo định kỳ, hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu gặp vấn đề đau nhức, chảy máu dài ngày sau khi lấy vôi răng, nên liên hệ với bác sĩ và đến phòng khám, để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời, trước khi có những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, nha khoa Presmile trở thành địa chỉ nha khoa lý tưởng, được nhiều khách hàng lựa chọn, để thực hiện cạo vôi răng và khám răng định kì. Dịch vụ cạo vôi răng tại nha khoa Presmile sử dụng hệ thống máy Piezon và Air-Flow, Air-Flow Master và bột Air-Flow Plus – cùng với đầu cạo vôi siêu âm. Hệ thống máy móc và nguyên vật liệu trên đều được nhập khẩu từ Thụy Sĩ, mang đến chất lượng tốt nhất, với nhiều tiện ích hơn so với các kỹ thuật đánh bóng, cạo vôi răng thông thường. Phương pháp này đáp ứng yêu cầu về thời gian nhanh chóng và hầu như không mang đến cảm giác đau nhức, ê buốt cho khách hàng trong quá trình thực hiện. Công nghệ Air-Flow có thể lấy đi hoàn toàn các mảng bám sinh học, các vết dính và đánh bóng răng một cách kĩ lưỡng. Thậm chí, kỹ thuật này cũng có thể lấy đi cả vôi răng bám ở dưới nướu, hay điều trị các túi nha chu sâu nhất. Từ đó, giúp khách hàng lấy lại một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao