Sâu Răng Khi Niềng Răng, Hậu Quả Khôn Lường

Sâu Răng Khi Niềng Răng, Hậu Quả Khôn Lường


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Sâu Răng Khi Niềng Răng, Hậu Quả Khôn Lường

Nếu gặp phải tình trạng sâu răng trong quá trình niềng răng, bệnh nhân có khả năng phải đối mặt với hậu quả gì? Hãy cùng nha khoa Presmile đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao người niềng răng dễ bị sâu răng?

Vì sao người niềng răng dễ bị sâu răng?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng của răng, hậu quả từ quá trình mất khoáng. Quá trình này gây ra bởi vi khuẩn phát triển ở mảng bám răng, hình thành nên những lỗ sâu nhỏ trên bề mặt răng. Chỉ một số chung vi khuẩn nhất định gây nên sau răng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất là Streptococus mutans. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn khác cũng có thể gây nên tình trạng sâu răng, là Actinomyces, Lactobacillus, … Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến nhất trên thế giới. Đặc biệt, thường gặp ở trẻ em, người lớn tuổi, hoặc thanh thiếu niên. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các độ tuổi khác không bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Thông thường, nguyên nhân bệnh sâu răng thường đến từ những thói quen xấu của người bệnh trong ăn uống, hoặc vệ sinh răng miệng. Ví dụ: hút thuốc, không thường xuyên đánh răng, thường xuyên ăn vặt, thường xuyên uống nước có ga, ... Tuy nhiên, trong trường hợp sâu răng trong quá trình niềng răng, có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây nên bệnh lý này. Những nguyên nhân đó có thể kể đến:

  • Sâu răng từ trước khi niềng răng: Nếu trước khi niềng răng, người bệnh có hiện tượng sâu răng, nhưng không xử lý triệt để. Từ đó, vi khuẩn lan sang các răng kế cận và khiến toàn hàm bị sâu.
  • Khí cụ niềng răng bám quá sát: Khi khí cụ dùng để niềng răng bám quá sát vào bề mặt răng, việc tác động lực để răng di chuyển về vị trí mong muốn, sẽ khiến răng bị mài mòn bề mặt, hay còn gọi là mòn men răng. Khi răng bị mài mòn, axit từ thức ăn sẽ dễ dàng tiếp cận các điểm tiệm cận và khiến nguy cơ sâu răng cao hơn. Có thể thấy, bản chất của nguyên nhân này, là do tay nghề bác sĩ thực hiện niềng răng còn yếu.
  • Lực kéo niềng răng quá mạnh: Trong quá trình niềng răng, nếu lực kéo của khí cụ tác động tới răng quá đột ngột, khiến lợi bị tụt. Từ đó, vi khuẩn được tạo điều kiện để xâm nhập vào cổ răng.
  • Vệ sinh răng miệng không cẩn thận: Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn, mất thời gian và bất tiện. Nếu không vệ sinh cẩn thận, thức ăn sẽ dễ bị dính vào khí cụ, kẽ răng, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và gây nên sâu răng, cũng như nhiều bệnh về răng miệng khác.

Hậu quả của sâu răng khi niềng răng

Hậu quả của sâu răng khi niềng răng

Có 4 giai đoạn sâu răng, lần lượt là sâu men răng, sâu ngà răng, sâu tủy răng và chết tủy. Tình trạng sâu răng sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn. Ở giai đoạn sâu men răng, vi khuẩn chỉ mới bắt đầu xuất hiện, sinh sôi và tấn công men răng. Vì chỉ mới phát triển, nên bệnh nhân không có triệu chứng nào nổi bật, ngoại trừ việc xuất hiện một số đốm màu đục trên bề mặt răng. Các vết đốm này lâu dần sẽ chuyển sang màu đen. Nếu chịu khó quan sát và phát hiện kịp thời, quá trình điều trị sâu răng sẽ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Đặc biệt, khi chữa trị ở giai đoạn này, bệnh nhân cũng đảm bảo được các chức năng của răng. 

Ở giai đoạn 2, sâu ngà răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công đến phần ngà răng, sau khi đã ăn mòn phần bên ngoài. Ở giai đoạn này, khi vi khuẩn đã tấn công vào sâu bên trong răng, các thành phần trong ngà răng đã bị phá hủy, từ đó tạo nên cảm giác đau nhức, ê buốt. Đặc biệt, cảm giác đau nhói sẽ càng gia tăng, khi bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng, hoặc quá lạnh. Khi bị sâu ngà răng, nhưng không kịp điều trị, phần sâu sẽ khiến tủy bị viêm, hoại tử. 

Ở giai đoạn 3, khi men răng và ngà răng đã bị phá hủy, tủy răng sẽ bị tấn công. Về lâu dài, vi khuẩn sẽ khiến tủy răng bị viêm nhiễm, đi kèm với cơn đau nhức dữ dội. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức  khi ăn uống, sinh hoạt, ... Cơn đau cũng sẽ kéo dần lên đầu, hoặc gây nên tình trạng ê buốt răng, rụng răng. Không chỉ vậy, vì tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, nên việc sâu tủy răng cũng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng ít nhiều.

Ở giai đoạn 4, tức giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị chết tủy. Lúc này, tủy răng đã viêm nhiễm nặng nề và khó có thể chữa trị hoàn toàn. Tủy răng hư hỏng nặng, sẽ không còn có thể đảm nhiệm chức năng nuôi dưỡng tế bào. Không chỉ vậy, vi khuẩn ở chân răng cũng tấn công mạnh mẽ và lan rộng đến xương ổ răng và mô nướu, gây nên sưng mặt, tiêu xương và lan rộng đến các răng trên khung hàm. Từ đó, người bệnh có khả năng bị mất răng hàng loạt.

Khi bị sâu răng trong quá trình niềng răng, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như:

  • Trên bề mặt răng và xung quanh khí cụ có các lớp mảng bám dày đặc.
  • Xoang sâu trên bề mặt răng, cũng như tại vị trí tiếp xúc giữa khí cụ và răng.
  • Sâu răng ở vị trí cổ răng.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Cảm thấy ê buốt khi ăn uống. Đặc biệt, răng trở nên nhạy cảm khi ăn đồ nóng, hoặc quá lạnh.

Việc bị sâu răng trong thời gian niềng răng, không chỉ khiến sức khỏe răng miệng giảm sút, mà còn làm kết quả niềng răng cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể:

  • Răng bị suy yếu, sẽ gia tăng nguy cơ bị mòn, vỡ, mẻ, viêm chân răng, hư tủy, mất răng, ...
  • Răng sâu sẽ dần lây lan ra những răng gần kề, tấn công các răng răng từ bên trong ra bên ngoài, ... Khiến cho quá trình ăn uống khó khăn hơn do những cơn đau nhức, ê buốt. Khi người bệnh ăn không ngon, nhai không kỹ, sẽ dễ mắc phải bệnh về tiêu hóa.
  • Chất lượng chỉnh nha bị ảnh hưởng, vì răng bị yếu, lực khí cụ tác động lên răng có thể gây nên một vài sự cố ngoài ý muốn. Vì vậy, răng khi tháo niềng không đẹp như ý muốn.

Xử lý sâu răng khi niềng răng

Thông thường, răng bị sâu do vi khuẩn làm tổn thương từ sâu bên trong và gây nên những lỗ thủng trên bề mặt răng. Nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời, sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung, và kết quả niềng răng nói riêng. Cụ thể, đối với những người đang niềng răng, răng sâu có cấu trúc yếu hơn, nên không kịp đáp ứng với tốc độ điều chỉnh của mắc cài, từ đó, hiệu quả và thời gian niềng răng cũng bị ảnh hường.

Vì vậy, nếu gặp dấu hiệu sâu răng khi niềng răng, cần đến ngay nha sĩ, để được kiểm tra và tư vấn phương pháp khắc phục kịp thời.

Trong trường hợp răng bị sâu nhẹ, chưa tổn thương quá nhiều, nha sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần sâu trên răng, và trám lại lỗ sâu cho bạn. Sau khi trám răng hoàn tất, bạn vẫn cần phải vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, để đảm hiệu quả dài lâu, tránh gặp phải tình trạng sâu răng lần nữa.

Nếu tình trạng sâu răng đã lan ra khắp hàm và ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ lúc này buộc phải tháo niềng và nhổ bỏ đi những chiếc răng bị sâu. Sau đó, khi răng đã ổn định, sẽ tiến hành gắn lại mắc cài cho bệnh nhân.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Vì vậy, khi phát hiện bản thân bị sâu răng trong quá trình niềng răng, cần đến ngay nha khoa uy tín, để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng cụ thể của bạn, mà nha sĩ sẽ đưa ra chỉ định tốt nhất. Vì vậy, khi phát hiện mình đang bị sâu răng trong lúc niềng, hãy tới ngay nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa sâu răng khi niềng răng

Phòng ngừa sâu răng khi niềng răng

Để bảo vệ răng không bị sâu trong suốt quá trình niềng răng, nên chăm sóc răng cẩn thận và có một chế độ ăn hợp lý. Cụ thể:

  • Nên vệ sinh răng miệng từ 3-4 lần/ngày bằng bàn chải mềm, đầu bàn chải thon, để có thể làm sạch sâu các vùng kẽ răng bên trong. Nên vệ sinh cả phần lưỡi, vì đây là nơi tập trung hơn 70% vi khuẩn có trong khoang miệng. Không nên sử dụng bàn chải quá cứng, vì có thể làm hư mắc cài, tổn thương răng.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor, vì Fluor có tác dụng chống sâu răng, giúp răng chắc khỏe.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa. Với chỉ tơ nha khoa, chỉ tơ dạng cuộn khá tiết kiệm và tiện dụng, nhưng sẽ gây nên khó khăn trong thao tác khi niềng răng. Vì vậy, có thể ưu tiên mua loại có đầu cứng, để dễ xuyên qua mắc cài hơn. Không nên sử dụng tăm vì tăm chứa nhiều vi khuẩn, kích thước không vụ hợp, dễ gây chảy máu, viêm lợi. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm máy tăm nước, nước súc miệng, để hỗ trợ quá trình làm sạch thêm hiệu quả.
  • Nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, không ăn các thực phẩm dai, dính, vì có thể vướng vào răng và khó làm sạch. Những thực phẩm quá cứng, cũng có thể khiến dây cung biến dạng, bong mắc cài, trôi dây cung. Tránh các loại thức ăn có nhiều đường, thực phẩm quá nóng, hoặc quá lạnh.
  • Tái khám định kì, để được nha sĩ kiểm tra và sử dụng dụng cụ chuyên dụng vệ sinh răng kĩ lưỡng. Việc thăm khám đúng hẹn, cũng giúp nha sĩ kịp thời phát hiện các vấn đề trên răng và điều trị sớm, tránh gây ra di chứng nghiêm trọng.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, với hơn 10 năm kinh nghiệm, nha khoa Presmile được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn là nơi thực hiện quá trình niềng răng của mình. Presmile cung cấp dịch vụ niềng răng với cả hai phương pháp niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Nhờ trang thiết bị hiện đại, cùng hệ thống vô trùng đạt tiêu chuẩn châu Âu, nha khoa Presmile đảm bảo quá trình niềng răng của khách hàng diễn ra an toàn, hiệu quả. Không chỉ vậy, Presmile cũng không ngừng cập nhật, áp dụng các kỹ thuật mới nhất, tiên tiến nhất trên thế giới vào công việc điều trị sâu răng, nhằm giải quyết các trường hợp nha khoa một cách nhanh chóng, an toàn, thoải mái. Đảm bảo sức khỏe cho khách hàng, đặc biệt với những khách hàng đang trong quá trình niềng răng.

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao