Phòng Ngừa Và Điều Trị Tiêu Xương Răng Bằng Cấy Ghép Implant

Phòng Ngừa Và Điều Trị Tiêu Xương Răng Bằng Cấy Ghép Implant


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Phòng Ngừa Và Điều Trị Tiêu Xương Răng Bằng Cấy Ghép Implant

Tiêu xương là tình trạng bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe nha khoa nói riêng và sức khỏe toàn cơ thể nói chung. Để phòng ngừa và điều trị tiêu xương, cấy ghép Implant kỹ thuật số được xem là giải pháp hiệu quả nhất.

Tiêu xương răng là gì?

Tiêu xương răng là gì?

Tiêu xương hàm, hay còn được biết đến với thuật ngữ tiêu xương ổ răng, là hiện tượng xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng bị suy giảm xương. Biểu hiện của tiêu xương răng là sự thiếu hụt về mật độ, chiều cao, số lượng răng và thể tích răng. Tình trạng tiêu xương có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới. Ban đầu, bệnh tiêu xương chỉ xuất hiện tại một vị trí ở trên cung hàm, nhưng về lâu dài, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, dần lây lan qua các vùng xương kế cận. Từ đó, tiêu xương răng khiến cho khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Có hai nguyên nhân chính gây nên tiêu xương răng, bao gồm:

  • Tiêu xương răng không do mất răng: Với nhóm bị tiêu xương răng không do mất răng, tình trạng tiêu xương chân răng có thể bắt nguồn từ cao răng. Khi cao răng xuất hiện và ăn sâu xuống dưới nướu, khiến nướu bị tổn thương, dây chằng nha chu bị đứt, vi khuẩn sẽ tấn công xương răng và làm xương chân răng bị phá hủy. Từ đó, xương bị tổn thương và gây ra tiêu xương.
  • Nhóm bị tiêu xương do mất răng: Vì các lý do khác nhau, người bệnh buộc phải nhổ mất răng vĩnh viễn. Sau đó, ở vị trí răng được nhổ sẽ hình thành cục máu đông, và vết thương bước vào quá trình tự lành. Dẫu vậy, khoảng trống mà chân răng để lại trong xương, sẽ khiến xương răng bị tiêu thấp xuống. Từ đó, sự tiêu xương sẽ dần biến chuyển nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Hiểm họa từ tiêu xương răng

Hiểm họa từ tiêu xương răng

Tiêu xương răng là một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng, hoặc không chăm sóc, bảo vệ răng đúng cách. Nếu tình trạng tiêu xương diễn ra trong thời gian dài, không được điều trị đúng cách, thì rất nguy hiểm, dễ dẫn đến những biến chứng như:

  • Tụt nướu: Ổ răng bị tiêu xương, khiến chiều rộng và chiều cao của thành xương suy giảm, không thể nâng đỡ nướu. Từ đó, nướu bị tụt thấp, bờ nướu mỏng đi, lộ ra chân răng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, bào bên trong nướu và chân răng. Từ đó, khoảng nướu bị tiêu xương sẽ bị trũng xuống, gây mất thẩm mỹ cho vị trí chân răng bị tiêu xương.
  • Di răng: Di răng là tình trạng mà các răng trên và răng ở vị trí kề cận bị di lệch, làm răng xô lệch và nghiêng vẹo. Tình trạng này không chỉ khiến gương mặt bị mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm.
  • Tiêu xương hàm: Tiêu xương răng lâu dần sẽ dẫn đến tiêu xương hàm, bao gồm cả tiêu xương hàm trên và tiêu xương hàm dưới. Từ đó, kích thước của hàm sẽ bị thay đổi. Tiêu xương hàm thường diễn ra phổ biến ở bệnh nhân bị mất nhiều răng, mất răng toàn hàm, người mang cầu răng, hoặc mất răng giả toàn hàm.
  • Răng dễ lung lay: Răng đứng thẳng và chắc chắn là nhờ sự nâng đỡ của xương hàm. Khi xương hàm bị tiêu xương và sụp xuống, chân răng dần lệch sang phần trống, khiến răng dễ bị lung lay, xô lệch.
  • Chức năng nhai suy giảm: Khi răng bị xô lệch vì tiêu xương, chúng dần yếu đi, quai hàm trũng xuống, khiến khớp cắn giữa hai hàm bị lệch. Từ đó, lực cắn không đủ để nghiền nát thức ăn, khiến việc ăn uống gặp cản trở, dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa.
  • Móm và xuống sắc: Khi xương hàm tiêu biến, nướu răng bị thu nhỏ, má bị hóp lại vào bên trong, ảnh hưởng đến sự hài hòa của khuôn miệng nói riêng và gương mặt nói chung. Biến chứng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị mất xương toàn hàm.
  • Gây trở ngại cho việc phục hình răng: Việc mất xương toàn hàm ảnh hưởng rất lớn đến việc phục hình răng, khiến xương hàm ở khoảng lợi bị tiêu xương, trũng xuống. Từ đó, bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong việc trồng lại răng.

Có thể thấy, tiêu xương gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đến sức khỏe răng miệng nói riêng, mà còn là sức khỏe cơ thể nói chung. Vì vậy, khi mất răng, cần ngay lập tức đến nha khoa uy tín, để được tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp với bản thân, tránh rơi vào tình trạng tiêu xương răng.

Implant kỹ thuật số - giải pháp cho tiêu xương răng

Implant kỹ thuật số - giải pháp cho tiêu xương răng

Implant kỹ thuật số là phương pháp phục hồi răng đã mất, được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Phương pháp này có thể áp dụng với trường hợp cần cấy ghép một, hoặc nhiều răng cùng một lúc.

Implant kỹ thuật số sẽ tiến hành cấy chân răng giả có chất liệu Titanium tinh khiết vào xương hàm. Sau đó, một trụ phục hình (abutment) nằm hoàn toàn trong nướu, sẽ được dùng để liên kết trụ Titanium này với mão sứ. Phần trụ phục hình abutment thường có 2 loại: loại được làm sẵn bởi hãng và loại được nha sĩ đặt làm riêng cho từng hàm răng của mỗi bệnh nhân (cá nhân hóa). Trụ phục hình thường được làm từ hai vật liệu là kim loại Titanium (vật liệu trong như phần trụ Implant), hoặc sứ Zirconia. 

Tại nha khoa Presmile, vật liệu sứ Zirconia thường được sử dụng để làm trụ phục hình. Đây là một vật liệu tự nhiên, không có tính kim loại, tương hợp sinh học tốt với nướu, có thể thiết kế riêng để khớp với đặc điểm răng miệng của mỗi người. Tóm lại, Implant kỹ thuật số sử dụng những vật liệu uy tín, an toàn với nướu, áp dụng máy móc công nghệ tiên tiến. Từ đó, phương pháp này hạn chế tối đa sự xuất hiện của tình trạng viêm nhiễm, dị ứng, tụt nướu, viêm nướu, lộ chân Implant, hay thậm chí là Implant bị đào thải hậu phẫu thuật.

Thời điểm vàng để cấy ghép Implant kỹ thuật số, thường là ngay sau khi mất răng, tức nhổ răng hư và cấy Implant ngay lập tức. Với trường hợp này, bệnh nhân sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro gây ra do mất răng, như tiêu xương răng, tiêu xương hàm ở quanh phần răng bị mất. Do đường kính của Implant thường nhỏ hơn đường kính chân răng thật, nên việc cấy ghép ngay sau khi nhổ răng, cũng sẽ tạo nên một khoảng hở nhỏ cho xương hàm và Implant. Khoảng hở này sẽ được bác sĩ khắc phục, bằng cách lấp đầy bằng bột nhân tạo. Phần bột này sẽ giúp cho quá trình tích hợp giữa Implant và xương hàm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Cấy ghép Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng giúp rút ngắn thời gian cấy ghép, giảm nhẹ cơn đau cho bệnh nhân, vì lúc này bệnh nhân chỉ cần thực hiện một lần phẫu thuật. Đồng thời, giảm thiểu các biến chứng phát sinh.

Trong trường hợp, khách hàng bị mất răng từ lâu về trước, và bây giờ quyết định cấy ghép Implant kỹ thuật số, thì bác sĩ vẫn sẽ có phương pháp để thực hiện. Lúc này, bác sĩ sẽ có thêm một bước khác, đó là đánh giá tình trạng xương ở vị trí cấy ghép, có đủ thể tích để tiếp nhận Implant hay không. Nếu khách hàng bị mất răng quá lâu và tiêu xương nghiêm trọng, bác sĩ cần phải ghép xương, để tái lập đủ thể tích cho phần xương hàm. Việc ghép xương có thể thực hiện cùng lúc với quá trình cấy ghép Implant, trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương ít. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị tiêu xương quá nhiều, thì bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương trước, sau đấy mới có thể cấy ghép Implant.

Trong trường hợp khách hàng bị tiêu xương nặng, dẫn đến tiêu xương hàm, thoái hóa xoang, thì việc nâng xương là vô cùng cần thiết. Vì nâng xương hàm sẽ làm tăng kích thước chiều ngang xoang hàm, tạo đủ không gian cho việc cấy ghép xương hàm sau đó. Nâng xoang hàm cũng giúp đảm bảo độ dài trụ Implant sau khi cấy vào, sẽ không làm tổn thương xương hàm. Đồng thời, nâng xoang hàm sẽ giúp trụ Implant trụ vững trong xương hàm, ngăn các biến chứng như viêm nướu, đào thải trụ Implant, đảm thủng vách xoang hàm, ...

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần chờ một thời gian, để vết thương lành hẳn. Xương và mô tích hợp hoàn tất, kích thước chiều cao xương đạt tiêu chuẩn, thì mới bước đến giai đoạn cấy ghép Implant. Với mỗi trụ Implant, thời gian phẫu thuật để cấy ghép vào xương hàm chỉ mất từ 15-30 phút. Tuy nhiên, thời gian vết thương lành sẽ kéo dài từ 1-2 tuần, và thời gian trụ Implant tích hợp với xương sẽ kéo dài từ 3-4 tháng, tùy vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân có thể cấy ghép Implant ngay sau khi nâng xoang và ghép xương. Để xác định rõ trường hợp nào cần chờ đợi và trường hợp nào có thể làm ngay lập tức. Sau khi hoàn tất quá trình cấy ghép Implant và gắn mão sứ, khách hàng vẫn cần phải quay lại phòng khám định kỳ để tái khám. Việc tái khám định kỳ, sẽ giúp khách hàng được bác sĩ thăm khám, giải quyết kịp thời những biến chứng phát sinh sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant kỹ thuật số.

Nha khoa Presmile là địa chỉ phòng khám uy tín, được nhiều khách hàng lựa chọn, thực hiện cấy ghép Implant kỹ thuật số. Bác sĩ trưởng Trần Quang Khánh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành nha khoa, đã thực hiện thành công nhiều ca Implant phức tạp. Không chỉ vậy, đội ngũ bác sĩ tại Presmile cũng sở hữu tay nghề dày dặn, không ngừng trau dồi thêm kiến thức mỗi ngày, để nâng cao hiệu quả thăm khám, chữa trị. Nha khoa Presmile sử dụng chất liệu sứ Zirconia để có ưu điểm vượt trội hơn về thẩm mỹ và tương hợp sinh học. Đồng thời, trụ phục hình hybrid cũng được Presmile thiết kế dựa trên đặc điểm, kích thước răng riêng của từng khách hàng, để phù hợp với khuôn răng của mỗi người, tạo cảm giác thoải mái, vừa vặn nhất. Phòng phẫu thuật Implant tại Presmile được thiết kế đạt chuẩn vô trùng, trang thiết bị, máy móc hiện đại, như máy quét 3D trong miệng, máy chụp phim CBCT, máy in 3D, phần mềm phân tích và lập kế hoạch điều trị chuyên dụng, ... Nhờ sự chuẩn chỉnh ấy, quá trình phẫu thuật cấy ghép diễn ra an toàn, nhẹ nhàng và nhanh chóng. Sau khi hoàn thành quá trình cấy ghép Implant kỹ thuật số, Presmile luôn sẵn sàng chào đón khách hàng tìm đến tái khám, hỗ trợ khách hàng trong từng mong muốn đơn giản nhất.

Liên hệ ngay với chúng tôi, để được đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình nhé!

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao