Niềng Răng Có Làm Răng Bị Yếu Không?

Niềng Răng Có Làm Răng Bị Yếu Không?


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Niềng Răng Có Làm Răng Bị Yếu Không?

Nhiều người vì lo lắng răng sẽ yếu đi sau khi niềng răng, nên vẫn chần chừ chưa thực hiện chỉnh nha. Tuy nhiên, suy nghĩ trên thực chất là một sự hiểu lầm.

Niềng răng là gì?

Niềng răng là gì?

Niềng răng là một hình thức chỉnh nha phố biến trong nha khoa, sử dụng các khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, để dịch chuyển răng đến vị trí như mong muốn. Từ đó, phương pháp niềng răng mang đến cho khách hàng một hàm răng đều, đẹp, cân đối. Kỹ thuật niềng răng được sử dụng để khắc phục các khuyết điểm của hàm răng, thay đổi vị trí của các răng, khi khách hàng bị răng hô, răng vẩu, răng thưa, răng móm, hoặc răng mọc chen nhau, không đồng đều.

Thông thường, quá trình niềng răng của mỗi người sẽ kéo dài từ 1-3 năm. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của môi người, tình trạng lệch lạc của răng và phương pháp niềng răng mà khách hàng chọn, mà thời gian niềng răng của mỗi người sẽ khác nhau.

Niềng răng bằng phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp phổ biến nhất, được nhiều người lựa chọn nhất, vì mức chi phí phù hợp với túi tiền. Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp sử dụng hệ thống khí cụ, bao gồm mắc cài được làm từ chất liệu kim loại, dây cung và thun buộc. Các khí cụ được cố định lên bề mặt răng, nhằm tạo một lực kéo dịch chuyển răng về đúng vị trí thích hợp trên cung hàm. Có nhiều loại niềng răng kim loại khác nhau, được biết đến nhiều nhất là mắc cài kim loại truyền thống và mắc cài kim loại tự buộc. 

Mắc cài kim loại truyền thống được làm từ vật liệu thép không gỉ, có rãnh trên mắc cài, dùng để gắn dây cung. Mắc cài và dây cung sẽ được cố định với nhau bằng thun buộc. Đây là phương pháp niềng răng có giá thành tiết kiệm nhất. Trong khi đó, niềng răng bằng phương pháp mắc cài kim loại tự buộc lại có sẵn một cơ chế khóa đóng - mở tự động, được tích hợp trên mắc cài. Vì vậy, với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, số lần tái khám sẽ được giảm thiểu, so với phương pháp truyền thống. Từ đó, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Tuy nhiên, vì phương pháp này sử dụng dây cung và mắc cài làm từ kim loại, nên khi gắn vào răng, sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười nói riêng và gương mặt nói chung. Ngoài ra, với một số đối tượng nhất định, vật liệu kim loại có thể gây kích ứng lợi, rách da, nhiệt miệng, ... 

Tương tự như phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ cũng sử dụng bộ khí cụ gồm dây cung, mắc cài và thun cố định. Tuy nhiên, thay vì sử dụng chất liệu kim loại, phương pháp này sử dụng sứ cùng một vài chất liệu vô cơ khác để làm mắc cài. Từ đó, mắc cài sứ có màu tương tự với màu răng thật, mang lại yếu tố thẩm mỹ, tự nhiên hơn cho hàm răng, trong suốt quá trình chỉnh nha. Không chỉ vậy, phương pháp này cũng hạn chế gây kích ứng hơn, so với phương pháp truyền thống. Thế nhưng, nhược điểm của mắc cài sứ là dễ bị vỡ, nên có thể gây ra trường hợp phải gắn lại mắc cài.

Khác với hai phương pháp trước đó, niềng răng trong suốt VinciSmile không sử dụng mắc cài, dây cung và thun cố định, mà dùng một loại khay trong suốt, để dịch chuyển răng đến vị trí như mong muốn trên cung hàm. Mỗi liệu trình niềng răng sẽ dùng từ 20-40 khay niềng, được làm từ nhựa chuyên dùng trong y khoa, được chế tác riêng theo đúng mẫu răng của mỗi khách hàng. Các khay niềng răng trong suốt Vincismile tác động đồng đều và nhẹ nhàng lên bề răng. Từ đó, dịch chuyển răng về đúng vị trí như mong muốn một cách hiệu quả.

Khay niềng trong suốt Vincismile có thể tháo ra và lắp lại một cách dễ dàng, nên người dùng có thể thoải mái trong ăn uống, vệ sinh khay niềng, cũng như vệ sinh răng miệng. Để quá trình niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất, cần sử dụng khay niềng từ 20-22 tiếng/ngày và chỉ nên tháo ra khi vệ sinh, hoặc ăn uống. Vì khay niềng có chất liệu nhựa trong suốt, nên rất khó để người khác nhận ra khi bạn đã sử dụng. Từ đó, phương pháp này vẫn giúp hàm răng trở nên đều đẹp, thẳng hàng, nhưng không khiến tính thẩm mỹ của gương mặt bị ảnh hưởng, trong suốt quá trình thực hiện.

Phương pháp niềng răng trong suốt yêu cầu sự hỗ trợ của nhiều máy móc hiện đại, vật liệu chế tác cao cấp, nên chi phí thường cao hơn so với các phương pháp còn lại. Đồng thời, ít có nha khoa nào có thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu về kỹ thuật, trong quá trình thực hiện.

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Nhiều người lo lắng rằng: việc mắc cài, hay khay niềng tác động trực tiếp vào răng, sẽ khiến răng yếu đi. Bởi lẽ, niềng răng thường được biết đến như một kỹ thuật chỉnh nha phức tạp, tác động một lực mạnh lên bề mặt răng, trong thời gian dài, để di chuyển răng về đúng vị trí như mong muốn. Đặc biệt , với những trường hợp có hàm răng phức tạp, việc nhổ răng đề kết quả niềng răng hiệu quả hơn, là cần thiết. Có người thậm chí còn phải nhổ răng nanh, răng hàm trên, hoặc hàm dưới, mới có thể đưa được răng về vị trí hợp lý. 

Thực tế, niềng răng về bản chất không làm răng yếu đi. Tuy nhiên, nếu tay nghề của bác sĩ không tốt, kỹ thuật không đúng, quá trình điều chỉnh lực kéo có sai sót, vật liệu không đạt chất lượng, quá trình niềng răng sẽ gặp phải một số vấn đề không mong muốn, khiến răng có nguy cơ bị yếu đi. Vì vậy, trước câu hỏi: "liệu niềng răng khó khiến răng yếu đi hay không?", câu trả lời phụ thuộc rất nhiều từ các yếu tố ngoại cảnh, như tay nghề bác sĩ, vật liệu sử dụng, hay thậm chí là ở chính người bệnh.

Ngược lại, nếu bác sĩ thực hiện đúng với quy trình, người bệnh tuân thủ đúng với chỉ thị của bác sĩ, thì răng không những đều đẹp hơn, mà còn giữ được độ chắc khỏe như ban đầu. Như vậy, có thể kết luận rằng: quá trình niềng đạt hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người bệnh, cũng như địa chỉ phòng khám được lựa chọn để thực hiện. Khi quyết định niềng răng, nên chọn những cơ sở, phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ thực hiện có tay nghề cao.

Khi nào răng yếu đi khi niềng?

Khi nào răng yếu đi khi niềng?

Trước quá trình niềng răng

Trước khi tiến hành niềng răng, bác sĩ thường phải tiến hành thăm khám, chụp X-quang, để chẩn đoán và nắm rõ tình trạng răng của bệnh nhân. Bước thăm khám ban đầu rất quan trọng, vì nếu trước khi niềng răng, các bệnh lý nha khoa bệnh nhân đang mắc phải không được điều trị kịp thời và triệt để, việc niềng răng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, làm răng xuống cấp nhanh chóng. Lúc đó, chân răng không được mô nướu bảo vệ, sẽ yếu đi và lung lay.

Nếu bác sĩ bỏ qua bước kiểm tra ban đầu, hoặc chẩn đoán sai, bệnh nhân sẽ không được chăm sóc răng kịp thời, phác đồ điều trị cũng không thật sự phù hợp với răng. Do đó, cần lựa chọn phòng khám có kinh nghiệm, tận tâm và chu đáo. Khi không được chụp phim và chẩn đoán kỹ càng, bệnh nhân nên nói chuyện lại với nha sĩ của mình, hoặc lựa chọn một phòng khám khác để thực hiện

Trong quá trình niềng răng

Nếu trong quá trình niềng răng, các vấn đề phát sinh không được giải quyết kỹ lưỡng, răng có thể bị ảnh hưởng và yếu đi. Các vấn để có thể xảy ra trong quá trình này, bao gồm bác sĩ gắn mắc cài không đúng chuẩn, dây thun không tạo được lực kéo chuẩn, khiến răng di chuyển lệch đi so với mong muốn, bác sĩ tác động lực kéo không đủ, khiến răng không di chuyển như dự đoán ban đầu, ... Ở vị trí lệch lạc cũng tác động của sức khéo không phù hợp, răng sẽ bị ảnh hưởng và dần yếu đi.

Bên cạnh đó, việc răng bị o ép, sẽ gây nên cảm giác ê buốt kéo dài, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt là vệ sinh răng miệng hằng ngày. Thậm chí, lực kéo quá mạnh, cũng dẫn đến tụt lợi, chân răng bị giảm tuổi thọ, khớp cắn sai lệch nghiêm trọng, tiêu xương ổ răng. Trong trường hợp điều chỉnh lực kéo, thay dây thun quá sớm, hoặc quá trễ, thì xương hàm cũng bị tổn thương, suy yếu.

Sau khi hoàn tất niềng răng

Việc chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng, cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sức khỏe răng miệng nói chung. Nếu chăm sóc răng miệng không cẩn thận, sự cứng chắc của răng sau khi niềng, sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nên làm gì khi răng bị yếu đi trong quá trình niềng răng

Nên làm gì khi răng bị yếu đi trong quá trình niềng răng

Liên hệ bác sĩ niềng răng của bạn

Khi cảm thấy răng yếu đi, nên đến gặp trực tiếp, trao đổi ngay với bác sĩ niềng răng, để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Nếu nguyên nhân đơn thuần xuất phát từ các bệnh lý về răng, thì bác sĩ thường sẽ tiến hành điều trị, để khắc phục, hoặc kê đơn thuốc để bệnh nhân sử dụng. Trong trường hợp bệnh nhân bị chân răng ngắn, hoặc tiêu xương, bác sĩ sẽ cân nhắc ghép xương răng.

Trong trường hợp răng bị yếu đi do tay nghề của bác sĩ, vật liệu niềng răng phòng khám sử dụng không tốt, hoặc bác sĩ không đồng thuận yêu cầu phục hồi răng của bạn, hãy cân nhắc tìm một phòng khám uy tín khác, để tìm sự trợ giúp, tránh để tình trạng kéo dài, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Vệ sinh và chăm sóc răng cẩn thận, đúng cách, sẽ giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh lý nha khoa, như viêm nướu, viêm nha chu, đảm bảo sức khỏe cho hàm răng, nướu và lợi. Giảm thiểu tình trạng răng suy yếu sau khi niềng răng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong suốt quá trình và những ngày đầu mới tháo niềng, răng vẫn còn nhạy cảm. Vì vậy, không nên ăn các thức ăn cứng, dai, giòn, quá nóng, hoặc quá lạnh, để tránh để răng bị ảnh hưởng. 

Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có hơn 10 năm kinh nghiệm, nha khoa Presmile được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn là địa chỉ thực hiện quá trình niềng răng của mình. Presmile cung cấp hai phương pháp niềng răng, bao gồm niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Đặc biệt, nhờ trang thiết bị hiện đại, cùng hệ thống vô trùng đạt tiêu chuẩn châu Âu, nha khoa Presmile luôn đảm bảo quá trình niềng răng của khách hàng diễn ra an toàn, hiệu quả. Thực hiện niềng răng tại Presmile, khách hàng sẽ nhanh chóng sở hữu một hàm răng đều, đẹp, tự tin hơn trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày.

Liên hệ ngay với chúng tôi, để được đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình nhé!

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao