Hậu Quả Của Việc Mất Răng Sữa Quá Sớm

Hậu Quả Của Việc Mất Răng Sữa Quá Sớm


Đặt lịch hẹn ngay!

hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672

Hậu Quả Của Việc Mất Răng Sữa Quá Sớm

Nhiều phụ huynh không để tâm đến việc con em bị mất răng sữa sớm hơn độ tuổi thay răng thông thường, vì nghĩ rằng việc này không quá quan trọng. Tuy nhiên, việc mất răng sữa từ sớm có thể gây nên nhiều hậu quả khó lường đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Hậu quả không ngờ từ việc mất răng sữa quá sớm

Hậu quả không ngờ từ việc mất răng sữa quá sớm

Răng sữa là những chiếc răng bắt đầu hình thành từ khi trẻ đang ở độ tuổi khoảng từ 4-24 tháng tuổi. Răng sữa mọc đầy đủ sẽ có số lượng là 20 chiếc răng, 10 chiếc răng ở hàm trên và 10 chiếc răng ở hàm dưới. Những chiếc răng này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, cắn, nghiền nát thức ăn, để quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Chúng còn có vai trò định hình cách phát âm của trẻ, đặt biệt là trong các âm cần đẩy hơi như “ph”, “s”, ‘’v”.

Từ 5 tuổi, răng sữa sẽ dần được thay thế bởi những chiếc răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng này sẽ kéo dài đến khi trẻ đạt 11-12 tuổi. Lúc này, việc sở hữu một hàm răng sữa mọc lên đúng vị trí, được chăm sóc tốt, sẽ giúp những chiếc răng vĩnh viễn được định hình trước vị trí mọc răng. Không chỉ vậy, răng sữa lúc bấy giờ cũng đóng vai trò giữ khoảng cách trên cung hàm, kích thích sự phát triển hệ thống cơ và xương phần hàm mặt, giúp trẻ có một hàm răng đẹp.

Như đã nêu trên, thông thường, trẻ bắt đầu thay răng sữa sang răng vĩnh viễn khi ở độ tuổi từ 5-6 tuổi. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan và chủ quan, nhiều trẻ em mắc phải tình trạng mất răng sữa sớm. Mất răng sữa được chia thành hai trường hợp là: mất răng phía trước và mất răng hàm. Việc mất răng sữa sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. 

Đầu tiên phải kể đến những tác động tiêu cực đến khả năng tiêu hóa của trẻ. Răng sữa giúp trẻ cắn nhỏ thức ăn, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Việc mất đi răng sữa, có thể khiến thức ăn không được nghiền nhỏ, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và khiến dạ dày phải hoạt động với cường độ mạnh hơn. Từ đó, gây ra hiện tượng đau dạ dày, hoặc thiếu chất ở trẻ.

Không chỉ vậy, răng sữa đầy đủ cũng mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt cũng như sự tròn đầy trong phát âm. Từ đó, giúp trẻ tự tin hơn trong sinh hoạt, giao tiếp. Trẻ em có tâm lý nhạy cảm. Vì vậy, việc đơn độc sở hữu những thiếu sót về ngoại hình, hay cách phát âm sẽ khiến trẻ ngại ngùng hay tự ti khi so sánh với bạn bè, ảnh hưởng đến tâm lý và gây nên di chứng lâu dài cho trẻ.

Đặc biệt, việc mất răng sữa quá sớm khi răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc, sẽ khiến các răng còn lại bị xô lệch, chèn vào vị trí của nhau. Lúc bấy giờ, khoảng trống giữa các răng trên cung hàm không được đảm bảo. Khi răng vĩnh viễn mọc ở vị trí tương ứng sẽ bị thiếu chỗ, dẫn đến mọc chen chúc, mọc lệch. Dẫn đến hiện tượng răng hô, răng lệch lạc, răng thưa hay răng có khớp cắn sâu ở trẻ.

Những nguyên nhân khiến trẻ mất răng sữa sớm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mất răng sữa sớm. Tuy nhiên, hiếm khi răng sữa bị mất sớm một cách tự nhiên. Thông thường, răng sữa bị mất sớm vì tác động ngoại lực, hoặc do những vấn đề nha khoa. Cụ thể có thể kể đến những trường hợp sau:

Mất răng sữa do chấn thương

Thời điểm mọc răng sữa, trẻ đang trong giai đoạn phát triển về thể chất và tinh thần. Lúc này, trẻ không chỉ tập đi, chạy, nhảy mà còn rất tò mò, thích thú với thế giới. Trong khi đó, răng sữa có chân răng nhỏ, độ cứng không thể sánh bằng răng vĩnh viễn. Vì vậy, trường hợp trẻ bị chấn thương do té ngã, hay va chạm, dẫn đến mất răng sữa sớm khá phổ biến.

Mất răng sữa do sâu răng

Trẻ em thích ăn những thực phẩm có vị ngọt như bánh kẹo, hay uống nước có ga. Đây chính là thủ phạm bào mòn chân răng, nhất là khi lớp men phủ ngoài răng sữa ít khoáng hóa hơn hẳn so với răng vĩnh viễn. Không chỉ vậy, ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và tự giác trong việc chăm sóc răng miệng. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn tới tình trạng sâu răng sữa. Răng sữa bị sâu nghiêm trọng có thể dẫn tới việc cần phải nhổ bỏ sớm để tránh lây lan sang các răng khác. Việc nhổ bỏ răng trước thời điểm thay răng tự nhiên cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mất răng sữa sớm.

Thiểu sản men răng

Thiểu sản men răng là tình trạng cấu trúc men răng có vấn đề trong giai đoạn hình thành răng, khiến răng bị thiếu hụt một lượng men răng nhất định. Thiểu sản men răng có thể đến từ nguyên nhân di truyền, hoặc do trẻ bị sinh thiếu tháng, thiếu canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin D. 

Mất răng sữa do thiếu chất

Khi chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu đi các dưỡng chất vitamin D, canxi, flour…, răng cũng dễ dàng bị tổn thương hơn trước các tác động từ bên ngoài.

Thai phụ sử dụng nhiều kháng sinh

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ sử dụng kháng sinh như Tetracyclin, Doxycycline, răng của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Theo thống kê, hàm răng của những đứa trẻ có mẹ sử dụng kháng sinh sẽ có chất lượng men răng kém, độ chắc khỏe thấp, dễ dàng bị mất răng sớm hơn thời gian thông thường.

Làm gì khi trẻ bị mất răng sữa sớm?

Làm gì khi trẻ bị mất răng sữa sớm?

Việc mất răng sữa sớm không chỉ để lại nhiều hậu quả liên quan đến sức khỏe răng miệng, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Khi trẻ bị mất răng sữa sớm, cần đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Để việc mất răng sữa không ảnh hưởng đến chức năng nhai, khả năng phát âm, cũng như gây ra hiện tượng mọc lệch, bác sĩ có thể sử dụng một số loại khí cụ chuyên dụng như hàm giữ khoảng, hàm tháo lắp hoặc hàm cố định cho trẻ. 

- Hàm giữ khoảng: Đây là một khí cụ có chất liệu kim loại hoặc nhựa, có thể tháo lắp, hoặc cố định vào cung răng, để giữ khoảng cách giữa hai răng. Từ đó, giữ được khoảng trống, để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

- Hàm tháo lắp: Đây là loại hàm được làm từ nhựa acrylic, có thể gắn thêm các răng giả vào, như một phương pháp tạm thời giúp thay thế các răng sữa bị mất sớm.

- Chụp kim loại cố định: khí cụ này được sử dụng để bảo vệ các răng sữa đã bị sâu lớn và không thể trám phục hồi. Chụp kim loại này sẽ giúp giữ răng sữa tồn tại lâu nhất có thể, để chờ đến tuổi thay răng.

Có nhiều phương thức nha khoa giúp trẻ tránh được những hậu quả không đáng nếu mất đi răng sữa, khi chưa đến thời điểm thay răng. Cần có sự thăm khám và tư vấn của nha sĩ, để biết được đâu là lựa chọn phù hợp nhất đối với trường hợp trẻ đang gặp phải.

Phòng ngừa mất răng sữa quá sớm

Phòng ngừa mất răng sữa quá sớm

Nhiều phụ huynh cho rằng, việc mất răng sữa sớm không để lại hậu quả gì nghiêm trọng vì sau đó, răng vĩnh viễn sẽ nhanh chóng mọc, để thế vào chỗ trống. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, bố mẹ cần quan tâm và giúp trẻ chăm sóc răng sữa từ khi còn nhỏ.

Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng từ sớm là vô cùng quan trọng. Ở mỗi thời điểm khác nhau, mức độ chăm sóc răng miệng cũng khác nhau:

- Dưới 2 tuổi: Ở độ tuổi dưới 2 tuổi, dù trẻ vẫn chưa mọc răng đầy đủ, bố mẹ cũng nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho con mỗi ngày, bằng cách sử dụng khăn mịn hoặc gạc để vệ sinh nướu răng.

- Trên 2 tuổi: Trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu tiếp nhận tri thức và hình thành những thói quen đầu tiên. Lúc này, bố mẹ nên giải thích cho trẻ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, hướng dẫn trẻ đánh răng 2-3 lần/ ngày sau khi ăn, cũng như sử dụng chỉ nha khoa. Nên cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa lượng fluor đầy đủ để ngăn ngừa sâu răng, giúp răng trắng sáng, chắc khỏe hơn. 

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hàm răng của trẻ chắc khỏe hơn. Đặc biệt, trong những tháng đầu đời, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, để phát triển tốt các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm, xây dựng một chế độ ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như thịt, cá, trứng, sữa,... để răng thêm phần chắc khỏe, tránh tình trạng răng sữa rụng sớm. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nước có ga, để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh sâu răng.

Ở thời điểm trẻ chuẩn bị thay răng sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần, để nha sĩ có thể tiến hành kiểm tra và giải quyết các vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi kịp thời. Từ đó, tránh trường hợp trẻ bị hư răng hoặc thay răng sớm.

Nha khoa Presmile sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, thấu hiểu tâm lý của trẻ. Không chỉ vậy, Presmile cũng áp dụng công nghệ hiện đại vào điều trị, giúp mang đến những trải nghiệm dễ chịu, thoải mái và thú vị hơn cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ vui vẻ và hợp tác hơn trong mỗi lần đến thăm khám, kiểm tra răng miệng. 

Nha khoa gia đình Presmile - đồng hành bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.

------❃------

𝐍𝐇𝐀 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐏𝐑𝐄𝐒𝐌𝐈𝐋𝐄 - NHA KHOA CỦA GIA ĐÌNH BẠN

📩 Đăng ký tư vấn: m.me/PresmileDental
📱Hotline và đặt lịch: 𝟎𝟗𝟏-𝟑𝟑𝟑-𝟕𝟔𝟕𝟐
🏩
C0.11 Toà nhà Saigon Mia, Đường 9A Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🖥 Tham khảo dịch vụ: https://nhakhoapresmile.com/

Reviews

5.0 Trên 5.0

  • Rất Tốt
  • Tốt
  • Trung Bình
  • Không Tốt
  • Tệ
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
  • (Đánh Giá)
Đánh Giá

    ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

    Số Sao