Cấy Ghép Implant Kỹ Thuật Số Thất Bại Có Thể Cấy Ghép Lại Không?
hoặc gọi hotline của chúng tôi: 0913 337 672
Việc cấy ghép lại sau khi trụ Implant trước đó bị đào thải, cần phải được thực hiện vô cùng cẩn thận, bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Theo Liên đoàn nha khoa Châu Âu (EPF), cấy ghép Implant đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XIX, như một phương pháp điều trị nha khoa, được dùng để thay thế những chiếc răng bị mất. Implant có vai trò tạo nên một chân răng nhân tạo bị mất, để nâng đỡ mão răng, cầu răng, hoặc nguyên hàm răng giả, từ đó thay thế một, hoặc một số chiếc răng đã bị mất. Phương pháp Implant truyền thống lệ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng của bác sĩ, trong quá trình chẩn đoán và phẫu thuật, để xác định, cũng như đặt Implant vào vị trí chính xác nhất. Tuy nhiên, điều này khiến quá trình tiên lượng vị trí cấy ghép Implant truyền thống gặp nhiều trở ngại. Từ đó, khó có thể duy trì hiệu quả ổn định, cũng như mang lại nhiều rủi ro hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quy trình cấy ghép Implant đã được hỗ trợ của công nghệ tiên tiến. Với sự tích hợp kỹ thuật, bằng các kỹ thuật cắt lớp điện toán Conebeam CT, máy quét 3D trong miệng, máy in 3D…, các bác sĩ có thể dễ dàng tình toán, xác định vị trí cấy ghép Implant hợp lý nhất. Từ đó, Implant kỹ thuật số được xem là phương pháp tối ưu, giúp phục hồi răng đã mất, thậm chí có thể đáp ứng nhu cầu cấy ghép nhiều răng cùng một lúc.
Quá trình cấy ghép Implant diễn ra khá phức tạp, trong thời gian dài, yêu cầu sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại, cũng như thực hiện bởi tay nghề của bác sĩ có chuyên môn cao. Đầu tiền, khách hàng sẽ được kiểm tra tình trạng răng, để chắc chắn bản thân phù hợp với phương pháp cấy ghép Implant kỹ thuật số. Sau khi đã chắc chắn về sức khỏe nha khoa của khách hàng, bác sĩ sẽ bắt đầu quét (scan) mẫu răng, để số hóa dữ liệu hình dáng và sự ăn khớp của 2 hàm răng lên máy vi tính. Đồng thời, ở giai đoạn này, khách hàng cũng sẽ kết hợp chụp CT Conebeam, để khảo sát thể tích của xương hàm, nơi dự tính sẽ cấy ghép Implant. Tiếp đến, bác sĩ bằng phần mềm chuyên dụng, sẽ xác định được vị trí tối ưu nhất ở trong xương hàm, để đặt Implant, tránh tình trạng xâm phạm vào các vị trí quan trọng (mạch máu, dây thần kinh, xoang hàm…), nhưng vẫn đạt được chức năng chịu lực tốt nhất cho răng sứ sau này. Tiếp đến, bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ được gọi là “Máng hướng dẫn phẫu thuật”, để chuyển tất cả những thông số về phương hướng, vị trí và độ sâu của Implant trên phần mềm sang thực tế trong miệng. Máng hướng dẫn phẫu thuật được in 3D kỹ thuật số, trước khi tiến hành phẫu thuật đặt implant. Nhờ máng hướng dẫn phẫu thuật này, quá trình cấy ghép sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn hơn hẳn, so với phương thức truyền thông, vì giờ đây bác sĩ chỉ cần khoan đúng vào vị trí đã được thiết lập sẵn.
Sau khoảng từ 3-6 tháng, khi Implant đã được tích hợp hoàn toàn vào xương hàm, thì quá trình cấy ghép sẽ tiến đến giai đoạn gắn răng sứ lên Implant. Răng sứ được kết nối với Implant bằng trụ phục hình (abutment), nằm hoàn toàn trong nướu. Thông thường, phần trụ phục hình có hai loại, gồm loại làm sẵn từ hãng và loại được chế tác riêng (cá nhân hóa) cho từng răng. Đồng thời, có hai vật liệu thường được sử dụng để chế tạo trụ phục hình, là Titanium và sứ Zirconia. Tại nha khoa Presmile, để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, trụ phục hình Hybrid Zirconia được chế tác riêng, được ưu tiên sử dụng. Vật liệu này có tính tương hợp sinh học tốt, không chứa kim loại, không gây kích ứng nướu và áp dụng công nghệ máy móc hiện đại. Từ đó, gia tăng hiệu quả và mức độ an toàn cho quá trình cấy Implant kỹ thuật số của khách hàng.
Mức độ hiệu quả của phương pháp Implant kỹ thuật số, được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao. Bởi lẽ, mọi thông số về kích thước Implant, cũng như vị trí đặt Implant trong xương, đã được phần mềm chuyên dụng trên máy tính phân tích và xác định từ trước. Sau đó, sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật, để truyền tải đầy đủ các thông số này lên miệng, nên tính chính xác, an toàn và hiệu quả của quá trình phẫu thuật rất cao. Ngoài ra, trụ phục hình và răng sứ được sản xuất cá nhân hóa bằng vật liệu Zirconia, không chỉ đảm bảo được tính an toàn, mà còn có độ bền cao, chịu được áp lực lớn. Từ đó, người dùng có thể tự do, thoải mái trong nhai, cắn, nói chuyện hằng ngày. Implant kỹ thuật số cũng không tác động đến những răng khác, hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. Về khía cạnh thẩm mỹ, chất liệu Zirconia có màu trắng và không bị ăn mòn, không gây đổi màu nướu. Vì vậy, sau khi thực hiện Implant kỹ thuật số, răng sẽ không xuất hiện các đường sẫm màu xung quanh nướu. Từ đó, phương pháp này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn phương pháp Implant truyền thống.
Sau khi cấy ghép Implant, khách hàng cần trung bình từ 3-6 tháng, để trụ Implant có thể tích hợp với xương hàm. Hiện trạng Implant bị đào thải cũng có thể xuất hiện trong quãng thời gian này. Hiện trạng này thường xuất hiện với các dấu hiệu sau:
Nếu bệnh nhân có mật độ xương loãng, xương hàm quá yếu, răng sẽ không thể tích hợp vững chắc khi cấy ghép Implant. Mặt khác, trụ Implant bị lung lay cũng có thể xảy ra, nếu khách hàng thực hiện cấy ghép Implant kỹ thuật số ở một số phòng khám kém uy tín, bác sĩ cắm không đúng kỹ thuật, khiến xương bị hoại tử và chân răng Implant rơi ra ngoài.
Một trong những dấu hiệu rõ nhất của hiện tượng Implant bị đào thải, là khi trụ Implant bị trồi lên và lộ ra ngoài. Nguyên nhân của vấn đề này, có thể xuất phát từ việc ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện bởi các bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chưa xử lý kịp thời tình trạng viêm nhiễm, trước khi cấy ghép, hoặc trụ Implant bị cắm sai vị trí, lệch khớp.
Thông thường, khách hàng sẽ gặp phải tình trạng sưng đau, sau khi phẫu thuật từ 5-7 ngày. Đây được xem là một hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài hơn hai tuần, việc tìm đến nha khoa để được kiểm tra là vô cùng cấp thiết. Bởi lẽ, đấy có thể là dấu hiệu của viêm nướu, viêm xương hàm.
Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp, sau khi lắp mão sứ, Implant vẫn bị đào thải. Đây được xem là trường hợp bị đào thải ở giai đoạn muộn. Trường hợp này diễn ra, có thể gây nên tiêu xương, lộ các ren của chân răng Implant, gây viêm toàn bộ vùng xung quanh vị trí cấy ghép Implant.
Nguyên nhân của tình trạng này, có thể đến từ lực tác động lên mão sứ, hoặc lên xương quai hàm quá tải, chân răng Implant quá nhỏ, hay trục truyền lực của Implant bị nghiêng, khiến trụ Implant không chống đỡ được. Ngoài ra, nếu giai đoạn đầu, bác sĩ không kiểm tra kĩ và đánh giá đúng kích thước xương, vùng xương quanh Implant không đủ thể tích, để nâng đỡ Implant, dẫn đến bị tiêu đi sau một thời gian. Nếu chân răng Implant bị đọng cao răng, mảng bám, dẫn đến viêm mãn tính, vùng lợi cũng như xương hàm, sẽ dần bị tiêu và tụt xuống, từ đó lộ chân Implant. Mặt khác, tình trạng đào thải ở giai đoạn muộn, cũng có thể đến từ việc trụ Implant được sử dụng, không phải là hàng chính hãng, không thể tương thích sinh học với nướu.
Nhìn chung, đa phần những trường hợp cấy ghép Implant bị đào thải, đến từ việc khách hàng lựa chọn phòng nha không uy tín. Lúc này, quá trình thực hiện không thể đảm bảo điều kiện vô khuẩn, tay nghề bác sĩ kém, thực hiện sai kỹ thuật, hay không kiểm tra tình trạng răng trước khi phẫu thuật. Từ đó, khi cấy ghép Implant, cơ thể sẽ khó tiếp nhận vật thể này và xảy ra phản ứng đào thải.
Mặc khác, giữ gìn vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, cũng là một trong những vấn đề dẫn đến đào thải Implant. Trụ Implant thường được làm từ vật liệu tương hợp sinh học cao. Tuy nhiên, đây vẫn là một vật lạ, được cấy ghép vào cơ thể. Vì vậy, trong quá trình tích hợp trụ Implant vào hàm, cơ thể rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng. Việc vệ sinh không kỹ, sẽ tạo môi trường để vi khuẩn phát triển, thúc đẩy nhiễm trùng trong miệng.
Thông thường, các trường hợp Implant bị đào thải, đều có thể cấy ghép lại được với một trụ Implant mới. Lúc này, việc xử lý Implant hỏng, cũng tương tự nhổ bỏ một chiếc răng bị hỏng. Khi Implant bị đào thải, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, tháo bỏ toàn bộ Implant hỏng, tiến hành nạo sạch những tổ chức viêm còn sót lại, bơm rửa kỹ bằng các dung dịch sát khuẩn, để đảm bảo vùng xương hàm lành mạnh, sau đó trồng lại Implant mới, hoặc chờ lành thương, tùy trường hợp.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất chính là việc, sau khi loại bỏ trụ Implant bị đào thải, bác sĩ có thể bảo toàn tối đa vùng xương hàm còn lại cho khách hàng. Với từng trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ có những phương án khắc phục khác nhau.
Trường hợp Implant bị đào thải do chịu tác động ngoại lực, trong giai đoạn chờ tích hợp: Ở lần cấy ghép Implant thứ 2, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hai thì. Đây là phương pháp phẫu thuật khâu vùi Implant ở thì đầu tiên, mà không đặt trụ liền lợi hàm, làm răng tạm cho bệnh nhân.
Nha khoa Presmile là lựa chọn hàng đầu, để thực hiện cấy ghép Implant kỹ thuật số. Tại Presmile, bác sĩ trưởng Trần Quang Khánh, có hơn 10 năm kinh nghiệm nha khoa, đã thực hiện thành công rất nhiều ca Implant phức tạp. Đội ngũ bác sĩ tại Presmile cũng không ngừng trau dồi kiến thức, tay nghề mỗi ngày, để nâng cao hiệu quả thăm khám, chữa trị.
Công nghệ cấy ghép Implant kỹ thuật số tại Presmile sử dụng chất liệu sứ Zirconia, để có ưu điểm vượt trội hơn về thẩm mỹ và tương hợp sinh học. Không chỉ vậy, để phù hợp với khuôn răng của từng khách hàng, tạo cảm giác thoải mái, vừa vặn nhất sau khi tiến hành cấy ghép, trụ phục hình hybrid cũng được Presmile thiết kế dựa trên đặc điểm, kích thước răng riêng của mỗi người. Phòng phẫu thuật Implant tại Presmile cũng được thiết kế đạt chuẩn vô trùng, trang bị máy móc trang bị hiện đại, như máy chụp phim CBCT, máy quét 3D trong miệng, máy in 3D, phần mềm phân tích và lập kế hoạch điều trị chuyên dụng, ... Nhờ đó, quá trình phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, an toàn và nhanh chóng. Sau khi hoàn thành quá trình cấy ghép Implant kỹ thuật số, Presmile luôn sẵn sàng chào đón khách hàng tìm đến tái khám, hỗ trợ khách hàng trong từng mong muốn đơn giản nhất.
------❃------
Reviews